KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tiêu chuẩn sàng lọc

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
DuongHoThuyNga_cheese

DuongHoThuyNga_cheese


Tổng số bài gửi : 95
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : Kontum city

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiêu chuẩn sàng lọc   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeSat Aug 21, 2010 10:09 pm

Nhà mình post bài làm của mình vô đây nghen!
Về Đầu Trang Go down
nguyenthibichngoc_cheese




Tổng số bài gửi : 49
Join date : 17/08/2010

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: chỉ tiêu kinh tế   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeSun Aug 22, 2010 10:30 pm

1. Thời gian hoàn vốn/ dòng ngân quỹ dương:
Một công tuy được cởi là kinh doanh tốt la khi thời gian hoàn vốn của công tuy đó nhanh, thời gian thu hồi vốn tốt nhất la dưới 1,5 đến 2 năm. Và công tuy có tìm năng thấp hoạt bi thua lỗ trong tương lai la những công tuy có thời gian thu hồi vốn lâu như 4 năm.
2. ROI tiềm năng:
Nếu doanh nghiệp đó co roi la hỏn 25% thì được coi la có tiềm năng, còn từ 15% đến 25% thì thấp và không có tiềm năng kinh tế.
3. Yêu cầu về vốn:
Vốn huy động của công tuy thấp vf khả năng thu hồi vônd cao thì có thể tìm kiếm nhà đầu tư dễ dang và khả thi, vốn huy động cao se khó thu hồi vốn nhanh mà huy động đầu tư lâu, tiềm năng thap.
4. Tỷ suất sinh loìư nội bộ tiềm năng:
Hỏn 25%mỗi năm thì tìm năng sẽ cao sinh ra l;ọi nhuận lớn, còn ngược lai thấp hơn 25% thì tiềm năng thấp
dẫn đến thu lỗ.
Như vậy cho thấy một doanh nghiệp thành công cần phải hoàn thành tốt rất nhiều cac chỉ tiêu sàng lộc thì mới thành công.
Về Đầu Trang Go down
dangthibichtruyen_cheese




Tổng số bài gửi : 66
Join date : 17/08/2010
Age : 34
Đến từ : Kon Tum

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiêu chuẩn sàng lọc   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeSun Aug 22, 2010 11:13 pm

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ
Những giá trị quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt.
Bên cạnh đó việc phân tích đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng. Phân tích đối thủ cạnh tranh để đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức.
Lợi thế cạnh tranh giúp tạo ra giá trị khách hàng ưu việt so với đối thủ trên thị trường. Tính chất cuối cùng của giá trị khách hàng là giá trị vượt trội. Giá trị khách hàng được xây dựng dựa trên tương quan với giá trị đối thủ cạnh tranh mang lại, điều này khiến cho kiến thức về đối thủ trở thành một thành phần thiết yếu trong chiến lược. Định hình đối thủ hỗ trợ những mục tiêu chiến lược theo 3 cách. Thứ nhất là xác định được nhược điểm của đối thủ để tấn công. Thứ 2 là cho phép dự báo được bước đi và phản ứng chiến lược của đối thủ trước những chiến lược của mình, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh khác, và những thay đổi của môi trường kinh doanh. Thứ ba là tạo ra sự linh hoạt cho chiến lược của tổ chức. Những chiến lược tấn công có thể được triển khai một cách nhanh chóng nhằm khai thác cơ hội và các thế mạnh. Tương tự, các chiến lược phòng vệ cũng được triển khai một cách khéo léo nhằm đối mặt với những đe dọa từ các đối thủ khi họ tấn công vào điểm yếu của mình. Bên cạnh việc phân tích những đối thủ hiện tại, cần thiết phải dự báo những mối đe dọa cạnh tranh trong tương lại.
Rõ ràng, những doanh nghiệp định hình đối thủ chặt chẽ sẽ tạo ra một lợi thế rât lớn và có cơ hội lớn hơn. Chính vì vậy, khả năng định hình đối thủ một cách toàn diện nhất sẽ trở thành một năng lực cốt lõi để thành công trong cạnh tranh.
Ngoài ra, xây dựng một thương hiệu “mạnh” thì doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể tăng thị phần thông qua việc duy trì được khách hàng trung thành với thương hiệu và chiếm dần một phần khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, với một thương hiệu mạnh doanh nghiệp có thể đưa ra một chính sách giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.Ngoài ra, thương hiệu mạnh còn giúp cho doanh nghiệp giảm các chi phí khuyến thị như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng…
Đối với người tiêu dùng, một thương hiệu mạnh thường có những điểm sau:
1. Là một thương hiệu lớn: người tiêu dùng luôn qui đổi giữa sức mạnh và độ lớn - một thương hiệu mạnh phải được phân phối và quảng cáo ở khắp mọi nơi.
2. Chất lượng cao: theo suy nghĩ của người tiêu dùng thì không có thương hiệu mạnh nào mà chất lượng không tốt
3. Tạo ra sự khác biệt: một thương hiệu mạnh phải có những đặc tính mà người tiêu dùng cảm nhận nó khác với các thương hiệu khác.
4. Khả năng nhận biết bởi khách hàng: thương hiệu mạnh thì phải có khả năng tạo ra nhiều hơn những cảm nhận của người tiêu dùng như: “đó là thương hiệu của tôi” hoặc “đây là thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của tôi” so với các thương hiệu yếu.
5. Tạo ra sự thu hút đối với thương hiệu: thương hiệu mạnh phải tạo ra được những cảm xúc mà khi người tiêu dùng nhìn thấy thương hiệu hay sử dụng sản phẩm.
6.Tạo được sự trung thành thương hiệu: đây chính là mục đích của tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu.
Một thương hiệu mạnh có thể mang đến những lợi ích lớn cho doanh nghiệp như: tăng thêm thị phần, cho phép họ xác định chính sách giá cao, giảm chi phí khuyến thị- hay nói cách khác thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Khi thương hiệu càng ''mạnh'' thì lợi thế cạnh tranh ngày càng bền vững giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Về Đầu Trang Go down
hathithanhminhhieu_cheese




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 17/08/2010
Age : 34
Đến từ : Tp. Kon Tum

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiêu chuẩn sàng lọc   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 8:26 pm

Sự khác biệt về chiến lược.
Hầu hết mọi chiến lược thành công đều liên quan đến việc tạo sự khác biệt, ngay cả chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp. Nhưng hầu hết với các công ty, sự khác biệt được thể hiện theo cách mà khách hàng đánh giá cao.
Ngay cả với những sản phẩm thông thường, các nhà chiến lược kinh doanh cũng tìm thấy và khai thác các cơ hội để làm chúng trở nên khác biệt. Mặc dù giá cả và đặc tính sản phẩm có thể như nhau, nhưng vẫn có thể tạo được sự khác biệt dựa trên cơ sở dịch vụ hay chế độ hậu mãi đối với khách hàng. Ngành kinh doanh xi măng là một ví dụ. Xi măng vốn là một sản phẩm rất thông thường, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, công ty Cemex tại Mexico - nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới - đã phát triển khả năng giao hàng nhanh chóng và tin cậy khiến sản phẩm của họ trở nên khác biệt rõ ràng so với các sản phẩm của nhiều đối thủ cạnh tranh. Cemex đã có được quyền lực công nghiệp mạnh mẽ trong nhiều thị trường vì họ đã chấp nhận chiến lược sản xuất và chiến lược hậu cần công nghệ cao nhằm giao hàng đúng hẹn đến 98% thời gian, so với 34% của hầu hết các đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực xây dựng, vốn luôn hoạt động theo quy trình chặt chẽ, việc giao hàng đúng hẹn được đánh giá rất cao, đặc biệt là khi việc giao hàng trễ đồng nghĩa với việc công nhân không có việc làm nhưng vẫn phải trả lương. Trong trường hợp này, uy tín cao đã tạo nên sự khác biệt hiệu quả cho một sản phẩm bình thường. Bạn có thể đạt được điều tương tự bằng cách cung cấp cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ hoàn hảo.
Như vậy có thể thấy rằng chiến lược cạnh tranh của các công ty là khá quan trọng. Để 1 công ty mới có thể tồn tại trong thời gian dài và phát triển thì cần phải có 1 chiến lược cạnh tranh mang tính khác biệt đối với các đối thủ khác trong ngành.
Về Đầu Trang Go down
nguyenthibichngoc_cheese




Tổng số bài gửi : 49
Join date : 17/08/2010

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: các chỉ tiêu kinh tế   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 8:35 pm

Hầu như bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần có thông tin đánh giá một cách khách quan và chuyên nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như có một cái nhìn tổng quát về công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì thế, việc đánh giá phân tích đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính công khai và trung thực trong thông tin cũng như đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhà phân tích.
Tuy nhiên, mỗi công ty lại đặt ra những tiêu chí riêng để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến việc các kết quả đánh giá về cùng một đối tượng có thể rất khác nhau. Chính vì vậy,những phương pháp phân tích, đánh giá chung là rất cần thiết.

Từ thập niên 1980, nhiều phương thức đánh giá khác nhau đã ra đời như là câu trả lời cho các công ty đang tìm kiếm phương thức đánh giá các hoạt động kinh doanh của mình, qua đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu và đề ra các biện pháp khắc phục.

Việc đánh giá hoạt động kinh doanh thường được tiến hành khi công ty khi chuẩn bị tham gia liên doanh hay niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cách đây không lâu, Regal Entertainment Group, tập đoàn hiện đang quản lý nhiều rạp chiếu bóng nhất trên thế giới, đã chuyển sang sử dụng phần mềm Red Hat Linux như một công cụ để đánh giá hoạt động kinh doanh. Nhưng chỉ vài tháng sau, tập đoàn này đã quyết định chuyển sang sử dụng phần mềm Microsoft không chỉ do chi phí thấp hơn, hỗ trợ kỹ thuật cùng các dịch vụ đi kèm tốt hơn, độ tin cậy và khả năng quản lý cao hơn, mà còn do đã nhận được từ Microsoft sự đảm bảo đầy đủ và chắc chắn về quyền sở hữu trí tuệ. J.E. Henry, giám đốc công nghệ của tập đoàn Regal Entertainment cho biết: “Rủi ro được giảm bớt là một nhân tố quyết định trong việc lựa chọn Windows chứ không phải Linux. Qua đánh giá các hoạt động kinh doanh, chúng tôi mong muốn giảm đến mức tối thiểu nguy cơ dính líu vào các vụ kiện về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chúng tôi đã có đủ mã nguồn mở. Với cách mà Microsoft đã làm để bảo vệ cho các sản phẩm của mình, tôi hoàn toàn có lý do để yên tâm về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng các sản phẩm của Microsoft”.

Phương thức đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá theo thang điểm gồm bốn cấp: mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro cho từng yếu tố. Việc đánh giá như vậy sẽ giúp các công ty, các nhà đầu tư dự đoán được tỷ lệ lợi nhuận cũng như dự phòng được rủi ro.

Bạn cần đánh giá những gì?

1. Công nghệ (Technology): Đây là yếu tố quan trọng nhất. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhằm tự động hoá toàn bộ hay từng phân đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn được quan tâm, bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp…. Câu hỏi đặt ra là công ty có áp dụng công nghệ tiên tiến hay không? Tình hình thay đổi công nghệ có nhanh chóng và kịp thời không? Có áp dụng một công nghệ thích hợp với tầm vóc và vị thế của mình để đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao không?

2. Thị trường (Market): Thị trường ở đây là tiềm năng và xu hướng phát triển của công ty cũng như khách hàng trong tương lai... bao gồm cả thị trường trong nước cũng như việc xuất khẩu và các cơ hội bán hàng tiềm năng khác. Phát triển được trong một thị trường tiềm năng và ổn định luôn là một trong những yếu tố quyết định thành công. Ở châu Âu, khi tiến hành đánh giá yếu tố thị trường, các tập đoàn lớn thường sử dụng biện pháp điều tra, phỏng vấn để thăm dò phản ứng của thị trường khi sản phẩm mới được tung ra. Hãng Apple luôn có một bộ phận riêng chuyên về điều tra thị trường. Bộ phận này hàng quý phải đưa ra các chiến lược điều tra mới, cũng như luôn bổ sung danh sách khách hàng sẽ được điều tra. Việc làm này đang tỏ ra rất hiệu quả tại nhiều tập đoàn lớn khác ở châu Âu.

3. Đầu vào (Input): Bao gồm con người, nguyên vật liệu, vốn được quy định do quy mô và mức độ ảnh hưởng của công ty (phản ánh qua các báo cáo và tỷ số tài chính, tình trạng lao động...) đối với nền kinh tế nói chung.

4. Nhà lãnh đạo (Leader): Đây phải là người có kiến thức, có trình độ, có mối quan hệ rộng rãi và minh bạch... Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng trong việc nhận biết các cơ hội kinh doanh cũng như dự phòng các nguy cơ. Ở đây chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít giữa công nghệ - thị trường - lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi là người thấy được tiềm năng của thị trường rồi từ đó chọn công nghệ phù hợp để phát triển một sản phẩm nào đó. Ngược lại, từ nền công nghệ hiện đại và tại các thị trường khổng lồ, những nhà lãnh đạo kinh doanh lớn sẽ xuất hiện.

5. Cạnh tranh (Competitive): Thể hiện mức độ cạnh tranh của các công ty khác (cả ở thị trường trong nước và quốc tế).

6. Môi trường kinh tế, chính trị xã hội (Environment of social, economy, political) và các luật lệ, chính sách quản lý vĩ mô có phù hợp với việc khai thác và phát triển sức mạnh của công ty hay không? Môi trường này còn là cơ sở tạo ra các luật chơi, đạo đức cũng như triết lý kinh doanh có tính lâu dài, vững chắc hay thiên về tính cơ hội, thực dụng...

Bạn cần đánh giá trên thang điểm nào?

- Mạnh: Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là mạnh khi phát triển ổn định và vững chắc kể cả khi gặp những biến động về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội... Có sức cạnh trạnh mạnh mẽ so với các đối thủ khác. Có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận rõ ràng, chắc chắn.

- Trung bình: Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là trung bình khi công ty đạt được những tiêu chuẩn thấp hơn và sức mạnh có thể bị yếu đi khi các điều kiện về kinh tế, chính trị thay đổi. Tuy nhiên, công ty vẫn phải có khả năng bảo toàn vốn và có lợi nhuận nhất định.

- Mạo hiểm: Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là mạo hiểm khi phát triển nhanh nhưng không chắc chắn, khả năng bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi trong một thời gian lâu dài là rất yếu.

- Rủi ro: Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là yếu khi các tiêu chuẩn rất yếu kém, có thể dẫn tới tình trạng kiệt quệ hoặc phá sản.

Sau khi tổng hợp 6 yếu tố theo thang điểm đánh giá trên đây, bạn sẽ khái quát được về tình hình và xu hướng phát triển sản xuất, kinh doanh của công ty, từ đó rút ra các quyết định đầu tư đúng đắn và sáng suốt. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp đánh giá này là tính toàn diện và khái quát cao, đánh giá được công ty trên cơ sở tiềm lực nội tại và độ thích nghi, thân thiện của công ty đối với môi trường kinh doanh bên ngoài.

Việc sử dụng 4 cấp hệ số (mạnh - trung bình - mạo hiểm - rủi ro) làm cho việc tính toán được đơn giản hoá, kết hợp được các ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản (fundamental anlysis) và phân tích kỹ thuật (technical analysis) làm cho việc phân tích nhanh chóng và tiện lợi, giàu tính thuyết phục hơn là sử dụng đơn lẻ từng phương pháp một.

Sau cùng, để đạt được mức điểm mạnh trong thang điểm đánh giá, các công ty phải trải qua một thời gian dài thiết lập, vận hành và duy trì các hoạt động kinh doanh của mình. Theo những số liệu thống kê của hãng tư vấn quản trị doanh nghiệp Rubermaid thì khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 3 năm. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng thành công trong việc đưa công ty lên đúng thang điểm mạnh như mong muốn. Có những công ty xây dựng mức thang điểm mạnh suốt 3 - 4 năm liền mà vẫn chưa đạt được và đã phải từ bỏ việc theo đuổi các tiêu chuẩn ngoài tầm với kia mà không kèm theo một tuyên bố nào cả.
Về Đầu Trang Go down
DuongHoThuyNga_cheese

DuongHoThuyNga_cheese


Tổng số bài gửi : 95
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : Kontum city

Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiêu chuẩn sàng lọc   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitimeWed Aug 25, 2010 9:37 pm

CÁC VẤN ĐỀ VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

Lợi thế cạnh tranh là một trong các yếu tố để dựa vào đó các nhà đầu tư, các doanh nghiệp dựa vào để sàng lọc cơ hội, xác định cơ hội nào là nhiều tiềm năng hơn, hấp dẫn hơn.
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với một nhu cầu nhất định, khách hàng có vô vàn sự lựa chọn. Vì vậy, nếu muốn thành công, các công ty cần phải tìm cho mình một cách để luôn “nổi bật giữa đám đông”. Nói cách khác, công ty của bạn phải tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
1. Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Một cơ hội tiềm năng sẽ có cơ hội trở thành một doanh nghiệp có chi phí sản xuất, chi phí marketing, chi phí phân phối thấp nhất. Do đó, để nhận biết được một cơ hội tốt, về tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, bạn phải có những kiến thức về quản lý chi phí.
Tổng chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí lao động trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chung.
Chi phí cố định ( định phí) là tổng chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí đơn vị tăng hay giảm khi mức độ hoạt động giảm hay tăng, ví dụ như khấu hao tài sản cố định, lương quản lý, tiền thuê đất…
Chi phí biến đổi (biến phí) là tổng chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí trên một đơn vị không thay đổi.
Tổng chi phí = Định phí + Biến phí
Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường về giá khi Tổng chi phí -> Min. Các nguồn tạo ra tính kinh tế theo qui mô bao gồm sự giảm thấp chi phí thông qua sản xuất hàng loạt hay khối lượng lớn sản phẩm tiêu chuẩn hóa, chiết khấu mua sắm khối lượng lớn các nguyên vật liệu và chi tiết, lợi thế có được bởi sự phân bổ chi phí cố định cho khối lượng sản xuất lớn, và tính kinh tế của qui mô trong quảng cáo. Khi một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào, họ phải cân nhắc kỹ đối với những ngành có tính kinh tế theo quy mô cao.
Một khi các lợi thế về chi phí là đáng kể trong ngành thì những người nhập cuộc phải ở vào tình thế, hoặc phải nhập cuộc với qui mô nhỏ và bỏ mất lợi thế về chi phí, hoặc phải chấp nhận mạo hiểm để nhập cuộc với qui mô lớn và chịu chi phí vốn lớn. Và rủi ro hơn nữa có thể đến với người nhập cuộc qui mô lớn đó là khi nguồn cung sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm giá điều đó gây ra sự trả đũa mãnh liệt của các doanh nghiệp hiện tại. Như vậy khi các doanh nghiệp hiện tại có được tính kinh tế về qui mô thì đe dọa nhập cuộc giảm đi.
Các doanh nghiệp hiện tại có thể có những lợi thế tuyệt đối về chi phí so với những doanh nghiệp muốn thâm nhập. Các lợi thế về chi phí tuyệt đối như vậy sinh ra từ:
- Vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm quá khứ
- Việc kiểm soát các đầu vào đặc biệt cho sản xuất như lao động, vật liệu, máy móc thiết bị, và kỹ năng quản trị.
- Tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn bởi vì các doanh nghiệp hiện tại chịu rủi ro thấp hơn các công ty chưa được thiết lập.
Nếu các doanh nghiệp hiện tại có lợi thế chi phí tuyệt đối, thì đe dọa từ những người nhập cuộc giảm xuống. Do đó các hãng nhập cuộc cần phải biết tại ngưỡng nào, với điều kiện gì họ có thể nhập cuộc được bằng cách tính toán sản lượng nhập cuộc có lợi cho họ.
Một nhân tố nữa có liên quan đến định phí và biến phí là đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh là sự phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược lại, đòn bẩy kinh doanh thấp nhất khi doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi là thấp.
Một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm nếu việc bán 1 sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn, tài sản cố định như tài sản, nhà xưởng và trang thiết bị cũng như số công nhân hiện hữu. Tức là nó có thể tạo ra được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí tăng thêm nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong những thời gian tốt, đòn bẩy hoạt động có thể giúp công ty gia tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại có thể tạo ra một sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp biến động cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của doanh nghiệp đó.
2. Mức độ kiểm soát.
Mức độ kiểm soát trở thành một cơ hội hấp dẫn khi mà doanh nghiệp trong ngành kiểm soát được các yếu tố như chi phí đầu vào, giá cả và phân phối các sản phẩm từ trung bình trở lên. Chỉ khi đó, một doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong một ngành, nếu một doanh nghiệp đã chiếm từ 20% thị phần trở lên, tức là doanh nghiệp độc quyền thì đó là một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp muốn nhập cuộc. Bởi các doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định mức giá bán cùng hệ thống phân phối rộng rãi và mạnh mẽ. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào phải đi theo con đường của doanh nghiệp độc quyền mới có khả năng tồn tại, có rất ít sự tự do. Lấy ví dụ như Megastar Việt Nam. Hiện tại trên thị trường Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp chiếu phim nhưng do nắm trong tay số lượng phim nhập áp đảo, vì 4 trong số 5 hãng phim lớn tại Hollywood đã ký hợp đồng với Megastar, Megastar đã nâng giá thuê phim cho các rạp với lý do doanh thu cao thì chi phí thuê phim cũng phải tăng lên. Chính sách “Giá thuê phim tối thiểu” của Megastar đã đẩy các doanh nghiệp chiếu phim vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu không chấp nhận chính sách này thì không có phim để chiếu, nếu muốn giữ nguyên giá bán vé thì bị lỗ nặng, còn nếu tăng giá thì ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền khán giả…
Trường hợp các doanh nghiệp trong ngành không có một chính sách giá, kênh phân phối hợp lý thì sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập nếu họ nắm được các nhà cung cấp, kiểm soát tốt chi phí và có những chính sách phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
3. Những rào cản gia nhập ngành:
Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn .
- Kỹ thuật: Công nghệ cao là một rào cản nhập cuộc cao đối với các doanh nghiệp không có thế mạnh này nếu muốn thâm nhập ngành, nhưng cũng là một có hội tốt nếu doanh nghiệp có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, vượt trội.
- Vốn
- Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng...
- Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ...
Ngành bia Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Dự báo trong những năm tới, ngành bia vẫn là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Mục tiêu đến năm 2010 tổng sản lượng bia toàn ngành đạt 3,5 tỷ lít, theo đó tốc độ tăng trưởng bình quân ước vào khoảng 20-30%/năm. Mức tiêu thụ bia theo đầu người của Việt Nam dự báo sẽ nâng lên khoảng 28 lít/năm. Tuy nhiên, lợi thế về quy mô, yêu cầu về vốn đầu tư cho sản xuất và phân phối sản phẩm thường rất lớn, điều này tạo ra một rào cản đáng kể về mặt tài chính cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành;
Do đặc điểm sản phẩm có thời hạn sử dụng tương đối ngắn, nhiều sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp,…nên yêu cầu đầu tư lớn về thiết bị bảo quản lạnh, nhà kho chứa bia cũng là một rào cản mà các doanh nghiệp muốn gia ngành phải tính đến; Ngoài ra, do bia là một mặt hàng nhạy cảm và đặc biệt, nên hoạt động sản xuất chế biến bia còn chịu sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và tiêu chuẩn vệ sinh nước uống nói riêng. Đây là một rào cản đáng kể về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
4. Quyền sở hữu.
Các doanh nghiệp có tiềm năng cao nếu các ý tưởng và sản phẩm của họ có thể đăng ký bản quyền để được Nhà nước bảo vệ về sở hữu, tránh được trường hợp các đối thủ sao chép, ăn cắp bản quyền sản phẩm…
Trên đây là một số nhân tố trong vấn đề lợi thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư dựa vào để sàng lọc cơ hội. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất và quyết định nên cần kết hợp với các yếu tố còn lại như Ngành và thị trường, Các yếu tố hiệu quả kinh tế, Các vấn đề về thu hoạch, Nhóm quản lý, Các đặc điểm các nhân, Sự khác biệt về chiến lược để có được cơ hội tốt nhất.





Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tiêu chuẩn sàng lọc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiêu chuẩn sàng lọc   Tiêu chuẩn sàng lọc I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tiêu chuẩn sàng lọc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tieu chuan sang loc
» nhóm mình lấy logo này nhé
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
» Tiêu chuẩn sàng lọc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 2-
Chuyển đến