KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Lợi thế cạnh tranh

Go down 
Tác giảThông điệp
lethithanhnga_shine




Tổng số bài gửi : 39
Join date : 18/08/2010

Lợi thế cạnh tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Lợi thế cạnh tranh   Lợi thế cạnh tranh I_icon_minitimeWed Aug 25, 2010 12:33 pm

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B.Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt. Như vậy mỗi doanh nhân có mỗi lợi thế khác nhau.
Khái niệm về tính cạnh tranh Tính cạnh tranh đơn thuần là khả năng sinh lợi trong kinh doanh. Một gánh bún riêu vỉa hè làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng 5 sao nhưng làm ăn thua lỗ. Cái gì quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là khả năng cung cấp được cái gì thị trường đang cần, với một giá hợp lý với cái chất lượng của sản phẩm được cung cấp và làm ăn có lãi. Ai là người xác định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là doanh nhân, từ sự đam mê, khả năng và những cơ hội kinh doanh đặc thù của họ. Vì mỗi người có một đam mê (làm giàu và làm cái gì mình thích thú), khả năng và cơ hội khác nhau, cho nên bản chất của mỗi doanh nhân và hoàn cảnh đặc thù của họ cho họ một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, hoàn toàn không giống với ai. Vì vậy, chỉ có doanh nhân mới chính là người khẳng định được lợi thế của riêng mình và biết lợi dụng thời thế để tạo anh hùng. Nếu họ làm ăn có lãi, doanh nghiệp họ có tính cạnh tranh. Nếu họ không thành công thì chính họ hoặc người khác sẽ lấy bài học thất bại đó để làm tốt hơn. Nếu cơ hội kinh doanh có thực và khả thi, thì chắc chắn người sau sẽ làm hay hơn người trước, cầu sẽ có cung.
Tính cạnh tranh của một đất nước là gì? Là tổng giá trị cạnh tranh của từng doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế riêng của họ. Như vậy doanh nhân là cái gốc của vấn đề cạnh tranh. Phát huy tính cạnh tranh của một đất nước là tạo đủ điều kiện thích hợp để doanh nhân có thể tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của họ trên thương trường. Vậy thì điều kiện chủ yếu để doanh nhân có thể phát huy nội lực của họ là gì?
Nhiều người đã nhận xét, lợi thế tương đối lớn nhất của Việt Nam là một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, thích thú kinh doanh, chịu chấp nhận rủi ro, cầu tiến. Phần lớn đội ngũ doanh nhân Việt Nam hôm nay đã bắt đầu từ số không chỉ mới mười năm trước.
Nhìn lại 50 năm trước đây, dân số Hồng Kông phần lớn là những di dân từ Trung Hoa lục địa, những tiểu thương, nông dân từ miền Nam Trung Quốc. Những người này có trình độ học vấn thấp, không vốn liếng, chỉ có “chiếc áo trên lưng” và ý chí phải làm bất cứ chuyện gì để sống trên miếng đất cằn cỗi không được thiên nhiên ưu đãi. Họ làm ăn manh mún, lấy ngắn nuôi dài, hốt từng cái hụi nhỏ lấy vốn làm ăn. Không ai biết tính toán lợi thế cạnh tranh thế này, chiến lược phát triển thế nọ. Họ cũng chẳng có những World Bank, JBIC, ADB, OECD viện trợ ưu đãi, tư vấn phát triển. Một số chuyên viên nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và các chuyên gia kinh tế trong những năm cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 đã đánh giá cơ hội Hồng Kông phát triển theo chiều hướng kinh tế thị trường là rất mong manh vì thành phần lao động tạp nhạp. Họ lại có văn hóa tiểu nông, chịu ảnh hưởng mạnh của Khổng-Mạnh, Phật giáo, lấy trung dung, trung đạo làm gốc, có lẽ sẽ không năng nổ xả thân làm giàu. Nhưng kết cuộc người dân Hồng Kông đã làm cho mọi người bàng hoàng với thành quả “kinh tế nhiệm màu” của họ. Họ đã trở thành một con rồng kinh tế. Họ đã làm được một thành tích lịch sử chưa từng có trong lịch sử kinh tế thuộc địa cũng như trong kinh tế thị trường. Họ bắt đầu từ zero. Chỉ trong 10 năm, đến khoảng năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Hồng Kông đạt được ¼ thu nhập bình quân của người dân ở “mẫu quốc” Anh quốc. Và chỉ sau đó 25 năm, thu nhập của người dân Hồng Kông đã vượt qua thu nhập của người dân mẫu quốc! Ngày nay, tính cạnh tranh toàn cầu của Hồng Kông ngang ngửa với Anh quốc, thường ở "top ten" toàn cầu. Vậy thì Hồng Kông đã làm gì?Hồng Kông đã may mắn có được sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết làm chuyện đúng để có được kết quả tối ưu. Ngày nay, người Hồng Kông nhớ đến ông John Cowperthwaite như một ân nhân. Ông này được giới kinh tế gia xem như là một người biết sử dụng hiểu biết thông thường (common sense) thành công một cách rất đơn giản đến độ phi thường. Ông đến làm việc ở Hồng Kông từ năm 1946. Đến năm 1961 Chính phủ Anh bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Tài chính (Financial Secretary) của thuộc địa. Và vì ông ta có nhiều kinh nghiệm ở Hồng Kông nên các quan Toàn quyền đều để ông toàn quyền đặt chính sách cai trị thuộc địa Hồng Kông với một triết lý rất đơn giản: mẫu quốc phải có lợi từ thuộc địa. Nhưng mẫu quốc chỉ có thể có lợi khi người dân thuộc địa được có khả năng phát triển tối đa, sinh lợi tối đa. Không ai biết được lợi thế cạnh tranh của mỗi người, mỗi doanh nghiệp là gì nhưng hãy để họ tự quyết định và làm ăn theo ý họ, theo khả năng của họ. Mức thuế phải ở mức thấp nhất để không ai phải băn khoăn về chuyện trốn thuế để chịu rủi ro với pháp luật. Nếu mỗi người có môi trường kinh doanh thông thoáng để phát triển tối đa lợi thế riêng của họ thì mỗi doanh nhân sẽ đạt được tính cạnh tranh cao nhất họ có thể đạt được. Như vậy tính cạnh tranh của toàn xã hội cũng sẽ đạt được mức tối đa. Từ đó, ông xác định vai trò của chính quyền là triệt để tránh can thiệp vào đời sống kinh doanh của doanh nghiệp. Phải có một thể chế công (public institutions) trong sạch, hợp lý và chỉ chủ động cung cấp những dịch vụ công với hiệu suất tốt như là hạ tầng cơ sở vật chất, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… Chính quyền cũng không đề xuất chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh và cũng không có chính sách hỗ trợ ngành nghề, công nghiệp nào cả.

Doanh nhân chỉ cần đăng ký kinh doanh vỏn vẹn trong một trang và được cấp giấy phép ngay. Không có điều kiện vốn, số người đầu tư. Chỉ có một mức thuế thu nhập duy nhất tối đa là 15%. (Nhiều lần ông này đã từ chối theo lệnh của London là phải tăng mức thuế, bởi theo ông tăng thuế sẽ giảm thu vì người dân sẽ tìm cách trốn thuế. Người càng giàu càng có phương tiện tinh vi trốn thuế nhiều hơn. Như vậy là phản mục tiêu và không công bằng). Chỉ đơn giản như vậy nhưng kết quả đã cho thấy không những Hồng Kông đã phát triển thành công trong một nền kinh tế thị trường mà còn đạt được những thành quả lớn lao theo định hướng xã hội. Người dân Hồng Kông đã có được một đời sống vật chất cao trong một trật tự xã hội có văn hóa.
Họ đã thành công nhờ vào tính linh động, thực tế của họ và làm cái gì thế giới cần với giá thích hợp. Vào thập niên 1960, khi thế giới đang có mốt dùng tóc giả thì Hồng Kông tập trung sản xuất tóc giả, đủ kiểu, lợi dụng ưu thế nhân công rẻ di cư từ lục địa. Chỉ vài năm sau, khi tóc giả không còn là mốt nữa thì họ tức khắc chuyển qua sản xuất đồ chơi, đồ nhựa rẻ tiền. Nếu chỉ gia công mà có lợi với ít rủi ro và người sản xuất thấy phù hợp với mô hình đó thì cứ sản xuất gia công. Hồng Kông không có quốc sách thương hiệu, không có chế độ ưu đãi, hỗ trợ ngành nghề, sản phẩm nào. Họ chỉ có một bộ máy hành chính hữu hiệu, một hệ thống thuế khuyến khích đầu tư, một khung pháp lý rõ ràng rồi tất cả để thị trường tự điều tiết. Một sân chơi bằng phẳng, luật chơi rõ ràng, trọng tài công minh. Chiến lược, chiến thuật tùy vào các đội chơi. Mô hình Hồng Kông là mô hình linh động, thực tế, đáng học hỏi hơn là mô hình Nhật Bản, Hàn Quốc. Hai nước này phát triển với nhiều lợi thế chính trị, kinh tế của những thập niên 1960, 1970 cộng với một nền tảng văn hóa kinh doanh sẵn có mà ta chưa có.
Về Đầu Trang Go down
 
Lợi thế cạnh tranh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LỢI THẾ CẠNH TRANH
» loi the canh tranh
» Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh
» Năng lực cốt lõi--> lợi thế cạnh tranh
» Tiêu chuẩn rà soát: Lợi thế cạnh tranh là gì?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 12-
Chuyển đến