KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh"

Go down 
Tác giảThông điệp
huynhthicongly_ideas

huynhthicongly_ideas


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 17/08/2010
Age : 34
Đến từ : kon tum

Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh" Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh"   Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh" I_icon_minitimeWed Aug 25, 2010 10:34 pm

Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh:
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu tí về lợi thế cạnh tranh nhé:
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B.
Vậy các vấn đề về lợi thế cạnh tranh:
1. Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất
Một cơ hội hấp dẫn sẽ có tiềm năng trở thành một nhà sản xuất với chi phí cố định thấp hơn và chi phí biến biến đổi cũng sẽ thấp hơn, ví dụ sẽ có chi phí thấp và có chi phí marketing và chi phí phân phối thấp nhất…
Vậy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về giá thì doanh ngiệp có lợi thế cạnh tranh về chi phí cố định và chi phí biến đổi sẽ đưa ra được giá của sản phẩm thấp hơn và sẽ thành công hơn trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh về chi phí.
2. Mức độ kiểm soát:
Những cơ hội hấp dẫn sẽ có những tiềm năng kiểm soát ở mức độ từ trung bình cho đến cao về giá, chi phí và kênh phân phối. Những thị trường manh mún, không có các đối thủ cạnh tranh thồng trị thường có tiềm năng này. Và những thị trường này thường có một công ty dẫn đạo thị trường với thị phần dưới 20%. Chẳng hạn như khả năng độc quyền kiểm soát nguồn cung ứng yếu tố cốt lõi của sản phẩm hay của kênh phân phối có thể đem đến cho một công ty mới ưu thế thống lĩnh thị trường cho dù học có yếu kém trong các phương diện khác.
Cơ hội trở nên kém hấp dẫn nếu thiếu sự kiểm soát đối với những nhân tố như phát triển sản phẩm và giá đầu vào.
Nếu một thị trường mà đối thủ cạnh tranh chính chiếm hơn 40% thị phần, thường là thị trường mà quyền lực và ảnh hưởng đối với nhà cung cấp, khách hang và việc định giá tạo ra một ròa cản và rủi ro rát lớn cho một công ty mới thành lập, và ít có sự tự do. Tuy nhiên nếu một đối thủ cạnh tranh thống trị đang ở tình trạng hoạt động hết công suất, chậm cải tiến hay gia tăng công suất trong một thị trường lớn và đang tăng trưởng hay thường lờ đi hoặc lạm dụng khách hàng, thì ở thị trường này có thể có cơ hội gia nhập cho các công ty mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không tìm thấy được sự cạnh tranh im lặng trong những ngành năng động, đang phát triển và có nhiều cơ hội.
3. Những rào cản thâm nhập:
Khi một doanh nghiệp thâm nhập ngành thì sẽ gặp phải một số áp lực như sau:
* Áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp: Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
* Áp lực cạnh tranh từ phái khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
* Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai.
* Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
* Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Có một cửa số cơ hội là một điều rất quan trọng. Cơ hội sẽ hấp dẫn nếu công ty có hoặc có khả năng đạt được sự bảo hộ độc quyền, lợi thế về luật pháp hoặc hợp đồng như quyền độc quyền trên thị trường hay với một nhà phân phối. Có hoặc có khả năng đạt được ưu thế trong thời gian đặt hang cũng rất quan trọng bởi điều này có thể tạo ra những ròa cản nhập ngành hay việc mở rộng cho những công ty khác. Chẳng hạn, những yêu thế về thời gian đặt hàng, về công nghệ, cải tiến sản phẩm, đổi mới thị trường, ưu thế về nguồn lực con người, địa điểm, hay công suất sẽ làm cho cơ hội trở nên hấp dẫn. Việc có được các mối liên hệ đã phát triển tốt, chất lượng cao và có thể tiếp cận là kết quả của nhiều năm xây dựng danh tiếng và nếu những lien hệ này khó tích lũy nhanh thì đây cũng là lợi thế. Và đôi khi lợi thế cạnh tranh này có thể mạnh đến mức tạo ra khả năng thống trị trên một thị trường cho dù các nhân tố khác chỉ ở mức trung bình hay kém.
Nếu một công ty không thể giữ khoảng cách để những công ty khác nằm ngoài cuộc chơi của mình, hay nếu phải đối mặt với những rào cản gia nhập hiện tại thì nó là một công ty kém hấp dẫn. Một vấn đề dễ bị bỏ qua đó là khả năng một công ty có được một hệ thống phân phối cho những sản phẩm của nó. Điều này nghe chừng như có vẻ đơn giản là vậy nhưng thực ra đã có không ít công ty có nguồn vốn khởi sự tốt trở thành nạn nhân của vấn đề này.
Về Đầu Trang Go down
 
Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiêu chuẩn sàn lọc về : lợi thế cạnh tranh
» Tiêu chuẩn sàng lọc- lợi thế cạnh tranh
» Tiêu chuẩn sàng lọc - lợi thế cạnh tranh
» Tiêu chuẩn rà soát: Lợi thế cạnh tranh là gì?
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC : LỢI THẾ CẠNH TRANH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 7-
Chuyển đến