KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tiêu chuẩn sàng loc - Ngành và thị trường

Go down 
Tác giảThông điệp
tothinhung_dynamic

tothinhung_dynamic


Tổng số bài gửi : 6
Join date : 17/08/2010
Age : 34
Đến từ : Kon Tum

Tiêu chuẩn sàng loc - Ngành và thị trường Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiêu chuẩn sàng loc - Ngành và thị trường   Tiêu chuẩn sàng loc - Ngành và thị trường I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 9:14 am

Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy.
Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh. Bất luận việc bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm.
1. Thị trường:
Thị trường bạn cần tìm kiếm là thị trường thị trường tiềm năng, chứ không phải là thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu của bạn lớn hơn nhiều so với số người mà bạn đã tiếp cận được. Đó là những người mà một ngày nào đó bạn có thể tiếp cận hoặc họ tự tìm đến với bạn. Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau:
1.1. Tìm kiếm thông tin
Bạn có thể tìm được các thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cần những thông tin về địa phương mà bạn có thể kiếm được từ các cơ quan chức năng. Hoặc bạn có thể tìm được các thông tin thị trường của bạn qua các website. Bạn cũng có thể cần tìm kiếm những thông tin từ số liệu thống kê, kết quả khảo sát...
Trên thực tế, không phải tất cả những thông tin bạn cần đều có thể được công bố một cách công khai và nhiều khi bạn phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin bạn cần.
1.2. Phân khúc thị trường
Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước...
Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn.
1.3. Dự đoán quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường
Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể (từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn).
Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm? Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 - 5 năm tới.
1.4. Xác định xu hướng thị trường
Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan...
2. Cấu trúc thị trường:
2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế caoNhững ngành tập trung cao, cạnh tranh hoàn hảo hay những ngày đã bão hòa hoặc đang suy tàn điển hình cho những ngành không hấp dẫn. Có các rào cản: phân phối và Marketing; chiến lược cắt giảm giá và các chiến lược cạnh tranh.
. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo:
Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm:
Độc quyền:chỉ có một người bán một mặt hàng.
Độc quyền nhóm bán: Thị trường mà ở đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán.
Cạnh tranh độc quyền: có nhiều người bán nhưng mỗi người đều tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt.
Độc quyền mua: Thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng.
Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.
Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi.
2.3. Độc quyền:
Thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
3. Quy mô thị trường:
Một thị trường hấp dẫn là thị trường lớn và đang tăng trưởng, doanh nghiệp chỉ cần nắm giữ 5% thị phần mà không đe dọa các đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam: Thị trường có quy mô từ 20-54 tỉ USD/năm, tăng trưởng trên 20%.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, doanh số bán lẻ trong nước tăng 20,5%, từ 45,2 tỉ USD của năm 2007 lên 54,3 tỉ USD trong năm 2008. Trong đó doanh thu từ thực phẩm chiếm 66%, cao nhất trong cơ cấu sản phẩm hàng hóa, đóng góp 15% GDP. Theo khảo sát của Nielsen, cửa hàng bán lẻ tại VN trong năm 2007 đạt khoảng 500.000, đến năm 2008 đã tăng thêm 13%. Doanh thu từ sáu thành phố lớn chiếm 40% tổng doanh thu cả nước và có tốc độ tăng trưởng đến 21%..."Gần đây, hàng loạt doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều lĩnh vực đã phải cắt giảm lao động, đơn hàng vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.
Trong tình hình đó, thị trường nội địa vẫn đang còn chỗ cho không ít DN nếu như biết cách khai thác...
Với mức tăng trưởng trên 20% và quy mô từ 20-54 tỉ USD/năm, thị trường VN đang được nhiều công ty khảo sát có uy tín trên thế giới đánh giá là một trong những thị trường có sức hấp dẫn nhất. Chính sự hấp dẫn trên đã thu hút không chỉ các tập đoàn bán lẻ tầm cỡ nước ngoài nhảy vào, mà nhiều DN nhỏ, nông dân… từ các nước cũng đang tìm cách đưa hàng hóa của họ thâm nhập VN.
4. Tốc độ tăng trưởng:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Một thị trường lớn và đang tăng trưởng được xem là thị trường hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30% - 50% tạo ra khe hở cho những người thâm nhập mới. Những người cạnh tranh, họ giành nhau trên cùng một khe hở thị trường.
5. Năng lực thị trường:
Năng lực thị trường đem lại nhu cầu thị trường mà các nhà cung cấp hiện tại không thể đáp ứng. Đó tạo cơ hội cho những người mới gia nhập, họ có thể đáp ứng những nhu cầu đó trước khi những doanh nghiệp khác có thể ra quyết định.
6. Thị phần:

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.
Để có thể trở thành nhà lãnh đạo thị trường, doanh nghiệp cần nắm giữ ít nhất 20% thị phần có thể tạo ra giá trị cao. Khi đó doanh nghiệp trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác.
7. Cấu trúc chi phí:
Một công ty hấp dẫn là có khả năng trở thành nhà cung cấp với chi phí thấp nhưng không phải thế là một công ty liên tục đối mặt với việc cắt giảm chi phí.
Chi phí học hỏi, chi phí cổ động liên quan đến múc độ hấp dẫn và cơ hội của thị trường.

Về Đầu Trang Go down
 
Tiêu chuẩn sàng loc - Ngành và thị trường
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiêu chuẩn sàng lọc: Ngành và thị trường
» tiêu chuẩn ngành và thị trường
» Đánh giá cơ hội kinh doanh - tiêu chí: NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG
» Tiêu chuẩn sàn lọc cơ hội_thị trường
» Tiêu chuẩn sàng lọc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 4-
Chuyển đến