KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh

Go down 
Tác giảThông điệp
phamthihaiyen_tytg

phamthihaiyen_tytg


Tổng số bài gửi : 26
Join date : 17/08/2010
Age : 34
Đến từ : Kon Tum

Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh   Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 3:30 pm

Họ và tên: Phạm Thị Hải Yến
Nhóm TYTG
Lớp: K107QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum

KHỞI SỰ KINH DOANH
PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH

Ngành và thị trường
I. Thị trường
Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau. Các ngành rất khác nhau về đặc tính kinh tế, tình thế cạnh tranh, triển vọng thu lợi nhuận trong tương lai. Và đặc tính kinh tế của mỗi ngành biến đổi tuỳ theo các nhân tố như: qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường, tốc độ thay đổi công nghệ, ranh giới địa lý thị trường (địa phương hay thành phần), số lượng, qui mô của nhũng người mua và bán, mức độ tác động của tính kinh tế về qui mô đến sản phẩm của người bán, các kiểu kênh phân phối… lực lượng cạnh tranh trong các ngành khác nhau, có thể vừa phải, dữ dội, thậm chí tàn khốc. Hơn nữa các ngành cũng khác nhau rât lớn về các tiêu điểm cạnh tranh, có thể là giá, có thể là chất lượng, cải tiến hay rât nhiều các đặc tính hiệu năng khác.
Cần phải nắm được cách tiếp cận ciến lược của công ty, họ muốn trở thành người lãnh đạo chi phí, người tạo sự khác biệt, hay chỉ là sự tập trung và phục vụ tốt một khe hở thị trường…
Ý tưởng kinh doanh phải định hướng được rõ ràng ngành hàng hướng tới, thị trường tiêu thụ và chiến lược được dùng đến trong dài hạn thì cơ hội được đánh giá là sẽ cao hơn so với không tập trung vào một thị trường nhất định hay mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn. Phải nhắm vào khúc thị trường tốt nhất, trước tiên phải đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường đó, tiềm năng sinh lời của khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.
Một ý tưởng kinh doanh cần phải có tính khả thi, cũng có nghĩa là nó phải đề cập đến việc cung cấp một sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp nào đó cho một thị trường mục tiêu nhất định. Thị trường mục tiêu này càng lớn bao nhiêu và càng có tiềm năng tăng trưởng cao bao nhiêu thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư bấy nhiêu. Mức độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư còn phụ thuộc vào việc có nhiều đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm, dịch vụ hay giải pháp đó hay không? Hay nói cách khác, sản phẩm, dịch vụ đó càng độc đáo, hiếm có thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư (tất nhiên là phải thỏa mãn điều kiện thị trường lớn và tăng trưởng cao), phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận. Thị trường đang dư thừa cái gì, thiếu cái gì, còn khoảng trống nào cho mình không. Nếu không có chuyên môn, nên thuê chuyên gia tư vấn thực hiện công việc này một cách chuyên nghiệp nhằm giảm rủi ro ở mức tối thiểu. Một điều quan trọng nữa là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chẳng mấy quan tâm đến tiềm năng phát triển sản phẩm (hay dịch vụ), mà xem xét ngay đến lợi nhuận có thể thu được. Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không có đất sống, không có gì để kỳ vọng cả.
II. Khách hàng
Khách hàng là những đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường.
Ý tưởng kinh doanh phải nhắm vào một đối tượng khách hàng nhất định, thoả mãn tối đa nhu cầu cá nhân hoặc của gia đình họ.
Mối quan hệ mà bạn tạo dựng được với mỗi khách hàng là thứ tài sản vô giá trong nghiệp kinh doanh của bạn. Nếu sau mỗi lần thực hiện công việc mua bán, đối tác thực sự hài lòng không những chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn cả cách phục vụ của bạn, họ sẽ lưu giữ những ấn tượng tốt đẹp ấy một cách lâu dài. Chính điều này đóng vai trò quyết định trong việc họ có nên tiếp tục mua hàng của công ty bạn nữa hay không. Nhờ đó, doanh thu của bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định, phát triển ngày một nhanh hơn.
Những doanh nghiệp chỉ đơn thuần đề cao hàng hoá, sẽ dễ dàng đánh mất khách hàng của mình khi đối thủ của họ hạ thấp giá thành sản phẩm/dịch vụ cùng cạnh tranh trên thị trường. Còn những công ty biết cách duy trì và nâng cao mối quan hệ bằng cách liên tục giữ liên lạc và có những dịch vụ chăm sóc gây cảm tình tốt với các “thượng đế,” thì sẽ không bị rơi vào trường hợp nhưvậy.
Đó là do tâm lý của các khách hàng bao giờ cũng xem trọng việc các công ty chủ động duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai bên. Họ luôn muốn những công ty mà họ đã lựa chọn tiếp tục liên lạc với họ, hay nói cách khác, họ muốn được quan tâm và không có cảm giác bị “qua mặt” khi người ta nhanh chóng “bỏ rơi” mình.
III. Lợi ích người sử dụng
Dự án phải đảm bảo thời gian hoàn trả vốn là dưới một năm, bên cạnh đó lợi nhuận thu được còn phaỉ đảm bảo giải quyết được những vấn đề, nhu cầu quan trọng của công ty như: trả lương, mua hàng, quay vòng vốn…
Nếu thời gian hoàn trả vốn hơn ba năm hay lợi nhuận thu được quá ít không đủ để thực hiện được những hoạt động khác thì sẽ bị xem là ít tiềm năng, cơ hội thấp.
IV. Giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm từ hoạt động kinh doanh phải đảm bảo là cao và có khả năng thanh toán trước. Nếu giá trị tăng thêm ít tác động lên thị trường hay ở mức thấp thì sẽ được đánh giá là ít tiềm năng.
V. Chu kỳ của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian mà sản phẩm đó tồn tại trên thị trường. Trong đó các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau.
Một chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm được biểu thị bằng một đường biểu diễn có dạng hình chữ S và gồm có 4 giai đoạn : mở đầu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái
Một ý tưởng kinh doanh sẽ được các nhà đầu tư đánh giá là có cơ hội tốt khi có chu kì sống lâu bền, tức là thời gian từ khi xuất hiện đến lúc biến mất trên thị trường dài. Sản phẩm có chu kì sống càng ngắn sẽ càng bị đánh giá thấp.
VI. Cấu trúc thị trường
Một ý tưởng kinh doanh sẽ được đánh giá là có cơ hội cao nếu nó nhắm đến một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh manh mún hay hoật động trong ngành đang lên. Ngược lại nếu tham gia vào một ngành tập trung cao hay ngành đang bước vào giai đoạn bão hòa hay suy thoái thì cơ hội sẽ thấp hơn.
Tức là đó là một cấu trúc thị trường mà ở đó không có nhiều doanh nghiệp thạm gia vào thị trường hay khe hở thị trường mà ý tưởng nhắm đến, khó để các đối thủ cạnh tranh thâm nhập vào thị trường, và thông tin trong thị trường la không hoàn hảo. Đó có thể là thị trường độc quyền, bán cạnh tranh hay bán độc quyền.
Hoặc tham gia không tập trung vào bất kỳ một thị trường nào mà sẽ phân tán trên nhiều thị trường để giảm thiểu mức độ thất bại trên một thị trường mục tiêu.
Và cách thứ ba là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên một thị trường mà nhu cầu của nó đang tăng cao, khi đó cơ hội thu được lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn sẽ cao hơn rất nhiều.
VII. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản phẩm cần đạt mức từ 30 – 35% một năm để đảm bảo dự án này an toàn và có khả năng sinh lời hay khả năng hoàn trả vốn, quay vòng vốn.
Nếu mức này đạt dưới mức 10% thì có nghĩa là ý tưởng king doanh này khồn hoàn toàn khả thi và mức độ rủi ro cũng cao hơn.
VIII. Công suất của thị trường
Ý tưởng kinh doanh khi được vào kinh doanh thực sự phải đảm bảo đạt được hết mức công suất thị trường. Tức là mức cung phải nhiều hơn hoặc bằng nhu cầu thị trường.
Nếu cung nhỏ hơn cầu thì phần chênh lệch sẽ là phần doanh thu bị mất mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được.
IX. Thị phần đạt được
Ý tưởng kinh doanh phải đảm bảo sau 5 năm, thị phần hoạt động kinh doanh trên thị trường của công ty phải đạt từ 20% trở lên. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường. Nếu thị phần đạt dưới mức 5% có nghĩa là khả năng cạnh tranh của công ty kém và có thể dẫn đến thua lỗ.
X. Cấu trúc chi phí
Ý tưởng kinh doanh nếu nhắm đến trở thành một nhà cung cấp với chi phí thấp, đạt được lợi thế về chi phí, cạnh tranh bằng việc cung cấp các sản phẩm với giá càng thấp hơn càng tốt hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nó đòi hỏi quan tâm liên tục đến hiệu quả (tức là giảm thiểu chi phí trên mỗi một đơn vị sản phẩm ), sử dụng các thiết bị phương tiện với quy mô lớn, giảm các chi phí biến đổi, sản suất với khối lượng lớn…Nếu chi phí sản xuất thấp có thể giảm được giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh được so với các hãng cạnh tranh.

Về Đầu Trang Go down
 
Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngành và thi trường_Phân tích cơ hội kinh doanh
» Đánh giá cơ hội kinh doanh - tiêu chí: NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG
» phân tích các nhân tố tác động đến ngành
» Tài liệu về mô hình kinh doanh và cẩm nang kinh doanh cho mọi người nek!!
» luật doanh nghiệp liên quan đến đăng kí kinh doanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN CHƯƠNG 2-
Chuyển đến