KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài tập cá nhân: Đánh giá cơ hội kinh doanh

Go down 
Tác giảThông điệp
baoyen_rainbow

baoyen_rainbow


Tổng số bài gửi : 19
Join date : 17/08/2010

Bài tập cá nhân: Đánh giá cơ hội kinh doanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài tập cá nhân: Đánh giá cơ hội kinh doanh   Bài tập cá nhân: Đánh giá cơ hội kinh doanh I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 5:19 pm

Cơ hội là một nhóm điều kiện thuận lợi tạo ra nhu cầ cho một sản phẩm mới hay một doanh nghiệp mới.
Cơ hội có thể có được do một yếu tố hay nhiều yếu tố. Nó có thể kết hợp giữa nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra cơ hội. Một trong những tiêu chí đánh giá cơ hội đó là ngành và thị trường.
1. Thị trường:
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Để có được cơ hội trên tiêu chí này doanh nghiệp cần phải tìm ra được lỗ hỗng thị trường cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó đáp ứng nhu cầu quan trọng của khách hàng, biết được lỗ hỗng thị trường tức là biết thêm về nhu cầu của khách hàng từ đó cần nâng cao chất lượng và tạo ra giá tri tăng thêm và những lợi ích tạo ra giá trị. Khách hàng sẽ chấp nhận sản phẩm hay doanh nghiệp, họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để nhận lấy sự thỏa mãn nhu cầu của họ.Hay nói khác hơn cơ hội kinh doanh đã đến với doanh nghiệp và sản phẩm mới của họ.
Ví dụ: Xe dream của nhật có chất lượng cao, nhưng khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng không đảm bảo được chất lượng, xe đi một vài thời gian vãn bị xét rĩ ở niền. để khác phục được nhược điểm này bằng sự tìm hiểu thị trường nguyên nhân là do thời tiết tại Việt Nam. Cửa hàng Hon Da tại Việt Nam đã sản xuất ra loại xe super Dream khắc phục được những nhược điểm đó. Do sản xuất trong nước nên giá thành rẻ hơn và đáp ứng nhu cầu khách hàng nên được khác hàng ủng hộ.
2. Cấu trúc thị trường
Cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi những yếu tố như số lượng người bán, quy mô phân phối của người bán, sự khác biệt của sản phẩm....Cơ hội kinh doanh có được nhờ yếu tố này là gì?
Khi chúng ta có được số lượng người bán nhiều, quy mô phân phối của người bán rộng khắp, có sự khác biệt về sản phẩm,…thì cơ hội kinh doanh sẽ đến với chúng ta.
Ví dụ: Một công ty có quy mô phân phối lớn như công ty viễn thông quân đội Viettel có số lượng các cửa hàng phân phối lớn, cụ thể là ở mỗi tỉnh đều có một chi nhánh của Viettel và thậm chí đến các huyện. Điều đó cho thấy rằng mạng lưới phân phối của nó rất lớn và đó cũng là cơ hội kinh doanh rất lớn cho công ty .
Thông thường một thị trường manh mún và không hoàn hảo nó có nhiều lỗ hổng và sự không đối xứng tạo ra lỗ hổng thị trường chưa lấp đầy nhu cầu thỏa mãn của khách hàng.
Giai đoạn phát triển của ngành cũng mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, thông thường những doanh nghiệp nào gia nhập vào những ngành ở giai đoạn đầu có thể cơ hội sẽ đến nhiều hơn so với ngành đã rơi vào thời kỳ cạnh tranh mạnh mẽ hay bảo hòa.
Thị trường có những lỗ hổng về các thông tin về cấu trúc có thể mang lại cơ hội cho chúng ta.
Ví dụ như: Trong thị trường buôn bán cà phê trong một thời kỳ nó đã rơi vào bảo hòa. Nhiều người dân đã chặt phá hết cây cà phê. Nhưng cũng có một thời kỳ giá cà phê tăng cao do ở Braxin mất mùa nắm được thông tin đó các nhà buôn cà phê đã thu mua tích trữ và bán giá được giá cao.
Các điều kiện về chi phí cũng tạo ra cơ hội, thông thường thì những doanh nghiệp nào có chi phí cố định thấp thì có cơ hội hơn, khi chi phí cố định giảm đi thi sẽ làm giảm tổng chi phí từ đó có thể giảm được giá sản phẩm và điều tất nhiên là có cơ hội kinh doanh hơn những doanh nghiệp có chi phí cao hơn.
Ngoài ra cần phải đổi mới cấu trúc thị trường để nó có thể mang lại cơ hội cho mình. Cần có sự cân bằng về cấu trúc, cần tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới hoàn thành gia nhập thi trường trên mọi phương diện
3.Quy mô thị trường:
Các thị trường đang tăng trưởng biến đổi hàng ngày, mức tiêu dùng tăng cao và môi trường kinh doanh ngày được mở rộng.
Quy mô thị trường là chúng ta đạt được bao nhiêu thị phần trên thị trường. Việc đó mang lại cơ hội hay không? Điều đó còn phụ thuộc sản phẩm mà ta kinh doanh là gì. Một doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường việc đầu tiên là phải đủ sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ đi trước và các đối thủ tiềm năng.
Trong quá trình phát triển doanh nghiệp mở rộng mở rộng mô hình kinh doanh là xu hướng tất yếu, việc mở rộng mô hình kinh doanh không những tạo ra sự lớn mạnh cho doanh nghiệp về quy mô mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực sản xuất, gia tăng uy tí thương hiệu trên thị trường mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị phần. Đối với một số doanh nghiệp việc mở rộng quy mô như là con đường tất yếu để tăng thế và lực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường. Để điều này được thực hiện thì doanh nghiệp cần nhìn nhận nó như là một cơ hội, ngoài ra cần phải cân nhắc các yếu tố như tiềm năng thị trường, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các nguồn lực tài chính và nhân sự của doanh nghiêp…Và để việc mở rộng kinh doanh là cơ hội khi nó được thực hiện vỡi một tầm nhìn chiến lược.
4.Tốc độ tăng trưởng thị trường
Tốc độ tăng trưởng là sự gia tăng về khối lượng sản phẩm của một nền kinh tế.
Một thị trường đang tăng trưởng có nhiều sức hút đối với nhà đầu tư hơn là một thị trường đang rơi vào khủng hoảng.Nó cho chúng ta cơ hội sinh lời nhiều hơn. Một khi nó đang nằm trên đà tăng trưởng thì nó sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn về việc xâm nhập cũng như phát triển sản phẩm.Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới đang chậm lại và để có được cơ hội kinh doanh thì các nhà đầu tư phải tăng cường những chiến lược đa dạng hóa truyền thống trong đó tách biệt các hạng mục đầu tư.
5. Năng lực thị trường:
Năng lực thị trường là gì? Là khả năng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà nhà cung cấp chưa thể đáp ứng.
Một năng lực là cơ hội khi mà nó có thể đáp ứng đầy đủ các yếu cầu trong tình huống các nhà cung cấp hiện tại không thể đáp ứng được. Mà thời điểm để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng là rất quan trọng. Vì thế cơ hội sẽ đến với những ai mà có sự đáp ứng nhu cầu đó.
Ví dụ: dược phẩm của công ty DSEMECO đã tgay thế dược các dược phẩm ngoại nhập với giá rẻ hơn, đáp ứng nhu cầu nhanh hơn, và công dụng vẫn đảm bảo Công ty đã chiết xuất thành công nhiều hoạt chất từ các loại thảo dược, nguyên liệu cây và con sản xuất thành Dược phẩm có chất lượng cao như: Dogarlic, Domeric, Hà thủ ô, Ích mẫu, Doragon…
Cần có nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và thay thế được hàng ngoại nhập vì nó có thể đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách nhanh chóng và mang lại cơ hội kinh doanh nhanh bằng việc đáp ứng kịp thời. 6. Thị phần
Thị phần là gì?
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới. Nó là phần chiếm được của doanh nghiệp trên tổng số thị trường. thị phần là cơ hội của một doanh nghiệp khi mà nó có thị phần cao trên thị trường.
Một công ty không hấp dẫn là thị phần của nó quá thấp nó không đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các công ty trong ngành.Chửng hạn hư một công ty có doanh thu chưa đến 15 triệu đola nhưng thị phần của nó chiếm hơn 70% thì cơ hội kinh doanh có thể đến với nó và là cơ hội tốt nếu nó biết tận dụng thị phần của nó làm cốt lõi cho việc kinh doanh.
7. Cấu trúc chi phí:
Hệ thông chi phí gồm hai bước:
- Quy tập chi phí: thu thập các thông tin về chi phí thông qua phân loại dựa vào bản chất, ví dụ như chi phí lao động, chi phí nguyên liệu…
- Phân bổ chi phí: truy nguyên và phân bổ lại chi phí vào một hay nhiều đối tượng tạo phí như các hoạt động, các phòng ban, khách hàng, hay các sản phẩm…
Thông qua hai bước này, nhà quản lý mới có thể nắm bắt được chính xác đối tượng chi phí, biết được cụ thể bộ phận, khâu nào gây lỗ hay không sinh lãi. Chẳng hạn trong một nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng, chi phí nguyên liệu, sau khi tổng hợp, được phân bổ lại về các đối tượng chi phí như bộ phận điều hành máy và bộ phận hoàn thiện. Chi phí từ các bộ phận này lại được phân bổ vào các sản phẩm như bàn, ghế, tủ sách…
Có hai loại chi phí:
- Trực tiếp:chi phí trực tiếp là chi phí có thể dễ dàng nhận dạng với một đối tượng tạo phí cho trước.
Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Gián tiếp: chi phí gián tiếp là chi phí không thể dễ dàng nhận dạng với một đối tượng tạo phí cho trước.
Ví dụ: chi phí thuê bất động sản.
Tuỳ theo mục đích quản lý, báo cáo thu nhập trên có thể phân tách chi phí gián tiếp thành các chi phí cố định và biến đổi, phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh nhất định.
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kết quả cuối cùng là lợi nhuận bao nhiêu?
Lợi nhuận=Doanh thu – Tổng chi phí
Vì vậy để có lợi nhuận cao các doanh nghiệp thường giảm chi phí. Thông thường một công ty có khả năng trở thành nhà cung cấp với chi phí thấp là một công ty hấp dẫn, nhưng một công ty liên tục đối mặt với việc cắt giảm lại là công ty kém hấp dẫn.
Như vậy để đạt được một chiến lược cạnh tranh bằng chi phí, doanh nghiệp cần xem xét cấu trúc của các chi phí không gia tăng giá trị.
Chi phí gia tăng giá trị là chi phí cần thiết cho một hoạt động không thể xoá bỏ mà không ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm đối với khách hàng. Ngược lại, chi phí không gia tăng giá trị là chi phí có thể xoá bỏ mà không ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm đối với khách hàng (ví dụ chi phí kiểm soát kho hàng, vận chuyển bến bãi…). Như vậy để đạt được một chiến lược cạnh tranh bằng chi phí, doanh nghiệp cần xem xét cấu trúc của các chi phí không gia tăng giá trị.
Để có được chi phí thấp cần phải tiền theo các tiêu chí sau:
Tập trung vào chất lượng:luôn đi đôi với hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp (TQC) và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nhân tay nghề cao với độ sai sót bằng không sẽ giảm được các chi phí không gia tăng giá trị như kiểm soát viên hay sửa chữa sản phẩm.
Chu kỳ sản xuất ngắn: chu kỳ sản xuất ngắn giúp tăng tốc độ đáp ứng đơn đặt hàng tức thời và giảm mức độ tồn kho.
Chu trình sản xuất trôi chảy: đơn giản hoá chu trình sản xuất để giảm độ trệ, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm bảo. Duy trì tay nghề đều đặn theo nhóm để tránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển giao bán thành phẩm bằng cách phân bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau càng tốt, công nhân được huấn luyện để sử dụng được toàn bộ các máy móc cùng nhóm.
Vận hành sản xuất linh hoạt: máy móc cần linh hoạt trong khả năng tạo ra các linh kiện và sản phẩm để tăng thêm sản lượng nếu sản phẩm có mức cầu vượt bậc hoặc tránh cho việc đình trệ sản xuất vì một máy móc nào đó bị hỏng. Thời gian cài đặt và thay đổi hệ thống máy móc cũng phải đủ ngắn. Nhân viên cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêm nhiệm, giảm được chi phí lao động bất thường
Về Đầu Trang Go down
 
Bài tập cá nhân: Đánh giá cơ hội kinh doanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiêu chuẩn đánh giá cơ hội kinh doanh
» Đánh giá cơ hội kinh doanh - tiêu chí: NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG
» Topic nộp bài thu hoạch
» tinh thần doanh nhân và tinh thần kinh doanh
» Tài liệu về mô hình kinh doanh và cẩm nang kinh doanh cho mọi người nek!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN CHƯƠNG 2-
Chuyển đến