KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
DuongHoThuyNga_cheese

DuongHoThuyNga_cheese


Tổng số bài gửi : 95
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : Kontum city

Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý   Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý I_icon_minitimeThu Aug 19, 2010 7:38 pm

Đây là bảng so sánh mang tính tham khảo trong giáo trình KSKD của Khoa QTKD trường ĐHKTĐN:
1. Xây dựng lịch trình:
- Nhà quản lý
Lập kế hoạch và dự thảo ngân sách, thiết lập những bước và những thời khóa biểu chi tiết cho việc đạt được các kết quả mong đợi, và phân chia các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này.
- Nhà lãnh đạo
Thiết lập các định hướng, phát triển viễn cảnh về tương lai, thường là tương lai xa, và các chiến lược để tạo ra sự thay đổi cần thiets để đạt được sứ mệnh đó.
2. Phát triển mạng lưới nhân sự để đạt được lịch trình:
- Nhà quản lý
Tổ chức và bố trí cán bộ, thiết lập một số cấu trúc nhằm hoàn thành những yêu cầu kế hoạch, bố trí cấu trúc với những cá nhân, ủy quyền trách nhiệm và quyền lực để thực hiện kế hoạch, cung cấp những chính sách và những thủ tục để giúp đỡ, hướng dẫn các cá nhân, và tạo lập các phương pháp hay các hệ thống để giám sát quá trình thực hiện.
- Nhà lãnh đạo
Sắp xếp nhân sự, truyền thông các định hướng bằng các văn bản và hành động đến cho những ai mà sự hợp tác của họ có thể ảnh hưởng đến việc tạo lập các nhóm và những liên minh hiểu được viễn cảnh và các chiến lược và chấp nhận tính đúng đắn của chúng.
3. Thực thi:
- Nhà quản lý
Kiểm soát và giải quyết các vấn đề, quản lý các kết quả và lập kế hoạch chi tiết, phát hiện những sự lệch hướng và sau đó lập kế hoạch và tổ chức giải quyết những vấn đề trên.
- Nhà lãnh đạo
Thúc đẩy và truyền cảm hứng, khuyến khích nhân viên để vượt qua các rào cản chính về chính trị, quan liêu và rào cản về nguồn lực nhằm thay đổi bằng cách thỏa mãn nhu cầu rất cơ bản nhưng chưa được đáo ứng hết.
4. Kết quả:
- Nhà quản lý
Đưa ra một mức độ có thể đoám trước và mệnh lệnh, và có tiềm năng tạo ra những kết quả chính mà các bên hữu quan kỳ vọng.
- Nhà lãnh đạo
Tạo ra sự thay đổi, thường với mức độ vô cùng lớn, và có tiềm năng tạo ra sự thay đổi cực kỳ hữu ích.





Về Đầu Trang Go down
lethanhthaonguyen_athena

lethanhthaonguyen_athena


Tổng số bài gửi : 108
Join date : 17/08/2010

Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý Empty
Bài gửiTiêu đề: đóng góp tí nha   Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý I_icon_minitimeThu Aug 19, 2010 9:35 pm

Theo mình sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo
- Thứ nhất là ở vị trí: nhà quản lý có thể được tuê về để quản lysvaf kiểm soát hoạt động kinh doanh nghiệp. Còn nhà lanh đạo có thể xuất hiện ở mỗi cấp của tổ chức
- Thứ hai la về quyền lợi và sự gắn bó:
Nhà quản lý được trả lương cho công tác quản lý nếu làm tốt thì sẽ được thưởng còn làm không tốt có thể bị xa thải, vì thế khả năng gắn bó với doanh nhgieepj khôngcao.
Con nha lãnh đạo càng ở vị trí cao thì họ càng có quyền lợi và trách nhiệm càng lớn. họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lọi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp.
- Thứ ba đó là tố chất: Nhà quản lý thì phải có khả năng quản lý,còn nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm gánh vác vì quyền lợi của doanh nghiêp. Rolling Eyes
Về Đầu Trang Go down
DuongHoThuyNga_cheese

DuongHoThuyNga_cheese


Tổng số bài gửi : 95
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : Kontum city

Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý   Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý I_icon_minitimeSat Aug 21, 2010 10:49 pm

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Đây là câu hỏi có tần suất nhắc lại cao nhất và cũng có từng ấy cách trả lời khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và nhà quản lý nằm ở cách thức họ khuyến khích người lao động, sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ.
Trên thực tế có rất nhiều người có thể được coi vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý. Công việc của họ là quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ "trái tim" của những người lao động, càng khó hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua một chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một nhà lãnh đạo

Ta thử đi tìm hiểu xem một nhà quản lý "trông" như thế nào....

Họ có cấp dưới - điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi. Tất nhiên trừ phi cái mác quản lý mang ý nghĩa danh dự để chứng tỏ năng lực hơn là quyền lực, các trường hợp khác, nhà quản lý đi kèm với quyền lực chính thống trong tổ chức. Quyền lực này biểu hiện ra theo nhiều cách khác nhau và dĩ nhiên ta - với tư cách một kẻ làm thuê - cũng sẽ phải thể hiện sự nể sợ nó (sợ thật hay không vẫn còn phải bàn tiếp) qua nhiều cách, cách dễ thấy và dễ đo nhất là bằng phương pháp thống kê số người vào chúc tết một nhà quản lý nhân dịp tết sắp tới (thú thật là tôi đang định áp dụng).

Độc đoán và phong cách chuyển giao

Quyền lực của nhà quản lý được "ngưng tụ" ở ví trí của anh ta qua thời gian và được "bảo hành" bằng chính công ty đang trao cho anh quyền đó. Hệ quả tất yếu là những kẻ làm thuê như chúng ta có nghĩa vụ làm cho và làm theo điều anh ta bảo. Tôi dùng từ "phong cách chuyển giao" do một bài viết trước đã dùng từ này thay cho từ tiếng Anh nguyên bản là transactional style, một từ dùng cho phong cách lãnh đạo nhưng là phong cách gần với một nhà quản lý hơn một nhà lãnh đạo. Ý nghĩa của từ transactional style có nghĩa là nhà quản lý sẽ nói cho nhân viên của mình biết cần làm gì, và cấp dưới của anh ta làm đúng như thế, tất nhiên không phải vì cấp dưới đó toàn người máy Asimo đáng yêu, mà đơn giản bởi chỉ có làm thế chàng nhân viên này mới có hy vọng nhận được khoản lương như người ta hứa với anh trong hợp đồng mà anh đã kí.

Tôi nhớ lại Peter Druker với câu nói kinh điển của ông: “Management is doing things right; Leadership is doing the right things.” Rõ thế đấy, nhà quản lý được trả tiền (có thể là anh ta tự trả cho anh ta nếu anh ta là ông chủ) để làm cho công việc hoàn thành trong những giới hạn có thể rất hẹp về thời gian và tiền. Và như thế, nhân viên của nhà quản lý này cũng cần phải thấm nhuần tư tưởng làm cho tốt việc được giao, tốt nhất có thể, không cần thiết phải nghĩ ngược lại xem việc đó có đáng làm không, có đúng hay không.

Trên góc độ tài liệu nghiên cứu, tôi đọc và thấy người ta nói rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những nhà quản lý thường có xu thế tìm kiếm sự ổn định, thích sống một cuộc sống "thường thường" và vừa đủ. Điều này dẫn đến hệ quả họ khá ngại rủi ro và cố gắng tránh né các xung đột nếu có thể. Trên góc độ con người, nhìn chung họ đang lái một con thuyền hạnh phúc.
Thế còn một nhà lãnh đạo?

Người lãnh đạo có những người đi theo họ.

Người lãnh đạo không có cấp dưới - ít nhất là không có khi họ thực hiện công việc lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho họ, bởi cái họ thực sự muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ - một hành động hoàn toàn tự nguyện.

Vai trò thủ lĩnh tinh thần - chuyển đổi con người

Bảo một người khác làm một việc gì đó sẽ không thể làm cho họ phát sinh ra ý nghĩ sẽ đi theo ta. Nhà lãnh đạo phải kêu gọi, lôi cuốn được những con người dưới quyền kia, chỉ cho họ thấy nếu đi theo mình, họ sẽ tìm thấy được những điều mong mỏi trong trái tim của họ. Khi nào thì thành công? - khi mà sự mong muốn đi theo trong những người đang chịu tác động của người lãnh đạo đạt đến mức họ dừng lại những việc họ đang làm và dám thử tham gia vào một tình huống mà ở đó họ có thể quên đi việc đánh giá rủi ro xung quanh.

Tập trung vào con người

Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất một vị lãnh tụ tinh thần, từ Ganhdi, Fidel, cho đến Hitle và cả Bin Laden, nhưng điều này không đồng nghĩa với một cá tính nổi trội, ầm ĩ. Họ thường tỏ ra tốt với người khác, với một phong cách riêng im lặng tạo độ tin tưởng cho mọi người - một phương pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo dựng lòng trung thành mà nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại đã áp dụng.

Mặc dù những nhà lãnh đạo luôn tỏ ra tốt với mọi người, điều này không có nghĩa là họ cũng tỏ ra thân thiện với tất cả. Để có thể duy trì một ấn tượng "bí ẩn" nhất định của một vị lãnh đạo, họ thường duy trì một khoảng cách, và mức độ tách biệt nhất định.

Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt được, họ thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai.

Tìm kiếm rủi ro

Trong nghiên cứu mà tôi có nhắc đến ở trên với kết luận về đặc tính ngại rủi ro của nhà quản lý, cũng có một phần nghiên cứu về những nhà lãnh đạo - họ là những người tìm kiếm rủi ro, nhưng không phải là những kẻ tìm kiếm cảm giác mạnh mù quáng. Họ theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn của mình, họ chấp nhận những vấn đề đang và sẽ phải đối mặt, coi đó như một lẽ tự nhiên và việc của họ là vượt qua để đến đích. Nói cách khác, họ cảm thấy thoải mái khi phải đối mặt với rủi ro và nhìn nhận những con đường người khác né tránh là một cơ hội tiềm năng cho một lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng phá vỡ những rào cản, những nguyên tắc cố hữu để đạt đến thành công.

Một số không nhỏ (đủ lớn để kinh ngạc thì đúng hơn) những nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với một dạng hạn chế nào đó với cuộc sống bình thường và họ phải tự vượt qua nó. Một số người có tuổi thơ không suôn sẻ (kém hạnh phúc hơn đa số trẻ em khác), một số lại gặp phải những hạn chế trong việc đọc, hạn chế về thể hình.

Ta có một bảng tóm tắt một số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Những tiêu chí chỉ ở mức độ tương trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề.

Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý Qlvald

Uploaded with ImageShack.us

(sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý   Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý
» phân biệt nhà quản lý và nhà lãnh đạo
» Phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý
» PHÂN BIỆT NHÀ QUẢN LÝ VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO
» phân biệt nhà quản lý và nhà lãnh đạo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 2-
Chuyển đến