KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 18
Join date : 12/08/2010

KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH Empty
Bài gửiTiêu đề: KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH   KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH I_icon_minitimeMon Aug 16, 2010 8:18 am

Chương trình môn học
Năm học 2009 - 2010

Giảng viên Liên lạc Địa chỉ email
T.S Đoàn Gia Dũng Phòng GV Dungdoangia@gm[table border="1"]
Phan Thị Thanh Trúc Phòng GV
Hoàng Văn Hải hoangvanhaidhkt@gmail.com hoangvanhaidhkt@gmail.com




I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MÔN HỌC


Mục tiêu của khóa học này giúp người học khám phá các khuynh hướng khởi tạo và phát triển một doanh nghiệp mới và nhằm thúc đẩy sự cải tiến và hình thành doanh nghiệp mới trong những bối cảnh khác nhau. Chúng ta sẽ quan tâm đến các vấn đề về nội dung và quy trình cũng như các vấn đề về xây dựng và thực hiện liên quan đến định hình, phát triển và quản lí thành công các doanh nghiệp mới .
Khóa học đặc biệt tập trung vào những cách thức khám phá các cơ hội kinh doanh. Khóa học cho phép bạn có được các kỹ năng cần thiết để xây dựng một mô hình kinh doanh thành công, phát triển và viết một kế hoạch kinh doanh ngắn gọn súc tích, mạch lạc, hiệu quả và hoàn chỉnh, và chuẩn bị cho bạn mở một doanh nghiệp. Vì vậy khóa học giúp bạn tự tin bắt tay vào quá trình chuyển ước mơ kinh doanh của bạn thành hiện thực.
Trong khóa học này, một doanh nghiệp mới được định nghĩa là một doanh nghiệp mới khởi sự trong môi trường độc lập hay môi trường công ty, với một tiềm năng tăng trưởng cao giúp doanh nghiệp tự phân biệt với những công ty hiện tại thông qua sự cải tiến – chẳng hạn như thông qua sản phẩm hay dịch vụ cải tiến, một quy trình sản xuất cải tiến, một mô hình kinh doanh mới, hoặc tạo ra một thị trường mới.
Ba mục tiêu chính của khóa học:
(1) “Trải nghiệm quá trình”: đánh giá và khởi đầu một cơ hội kinh doanh trong một bối cảnh độc lập hay bối cảnh công ty với một nhóm những người tiên phong có động cơ.
(2) “Viết một kế hoạch kinh doanh”: phát triển một kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp mới.
(3) “Phân tích vấn đề”: cân nhắc một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc kinh doanh và học để đánh giá những rủi ro, thách thức và phần thưởng liên quan đến quá trình kinh doanh.
Điểm tập trung của khóa học này là ứng dụng và tổng hợp các khái niệm và các kỹ thuật từ các lĩnh vực chức năng như kế toán, tài chính, kinh tế quản lí, marketing, quản trị sản xuất, và hành vi tổ chức trong bối cảnh phát triển một doanh nghiệp mới. Hơn nữa, mục tiêu đào tạo của khóa học này là::
 Thu thập, tích lũy kiến thức và tinh thần kinh doanh;
 Tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề trong những tình huống không được cấu trúc rõ.
 Kiểm tra tổng thể một đề án kinh doanh chứ không tập trung vào những chức năng độc lập như các vấn đề marketing hay tính khả thi về tài chính;

Bạn sẽ được thách thức khi chuyển từ cương vị một người nhận ý tưởng, thông tin, khái niệm và các kỹ thuật, đến cương vị của một người hình thành ý tưởng, xác định vấn đề, phân tích và đánh giá các phương án, và hình thành các kế hành động khả thi. Vì thế, bạn được kỳ vọng tổng hợp và tích hợp kiến thức từ những khóa học khác và đưa nó vào thực tiễn.
Khóa học nỗ lực đạt được các mục tiêu học tập bằng cách cung cấp cho bạn một cách hợp lý và cân đối các tình huống, thảo luận, bài tập lớn bao gồm cả những buổi phản hồi. Nó bao gồm những yếu tố sau:
 Thành lập và làm việc với một nhóm kinh doanh gồm 5 người với những kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung nhau sẽ phát triển một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cho một ý tưởng kinh doanh được chọn lọc ra. Các nhóm sẽ dùng bất kỳ công cụ hay cách tiếp cận phân tích nào thích hợp cho công ty của họ;
 Thảo luận tình huống và các kế hoạch kinh doanh thực tế được đưa vào chương trình. Sinh viên đến lớp phải chuẩn bị kỹ để thảo luận các tình huống được yêu cầu theo từng buổi.
 Trong một số buổi học, giáo viên sẽ mời các vị khách là chủ doanh nghiệp đến từ các công ty để giúp bạn làm quen với các khuynh hướng kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mới;
 Phản hồi thường xuyên cho kế hoạch kinh doanh mà nhóm bạn xây dựng.
 Các nhóm sẽ có thể gặp riêng giáo viên.
Khóa học có thể hấp dẫn đối với những ai có mong muốn mãnh liệt trở thành những nhà doanh nghiệp cũng như cho những ai cân nhắc tham gia vào những doanh nghiệp mới khởi sự với tư cách là nhân viên. Tương tự, các sinh viên có dự định làm việc trong ngành vốn kinh doanh hoặc trong những công ty chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ có thể có nhiều lợi ích khi tham gia khóa học này.
Đóng góp của khóa học này đối với sự phát triển quản lí của bạn (nghĩa là những gì bạn có thể kỳ vọng học hay mức độ mà bạn học) cũng như sự hữu ích của khóa học này trong việc phát triển nghề nghiêp của bạn hầu như phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Cam kết của nhóm bạn với ý tưởng kinh doanh đã chọn.
 Mức độ nỗ lực của bạn và các thành viên trong nhóm trong việc chuyển ý tưởng thành một doanh nghiệp.
 Sự gắn kết của nhóm
 Và không khí chung trong lớp học.



II. GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu đọc bắt buộc:
Giáo trình môn học của Khoa Quản trị kinh doanh

Giáo trình và tài liệu đề nghị tham khảo:
1. http://ecorner.stanford.edu/
2.http://www.psychologytoday.com/blog/creativityrulz/200908/making-something-nothing
3. http://blog.guykawasaki.com/

III. CÁC NHÓM DOANH NGHIỆP MỚI


Các thành viên tham gia trong khóa hoc này sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên. Họ sẽ là những doanh nhân trong các vai trò khác nhau, mỗi người là một mảnh ghép bổ sung cho nhau.
Trước hết các bạn sẽ hình thành các nhóm và mỗi nhóm sẽ có tên riêng cho nhóm mình. Mỗi nhóm sẽ nhận một chủ đề, nhóm có nhiệm vụ phát triển và trao đổi, quản lí diễn đàn.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là các nhóm lựa chọn một ý tưởng kinh doanh. Mỗi ý tưởng phải thõa mãn 2 yếu tố quan trọng: có lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Lưu ý: Các ý tưởng như kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư, tư vấn quản lí sẽ không được xem xét trong khóa học này.
Nếu bạn có câu hỏi nào về nội dung và quy mô của doanh nghiệp mà bạn định phát triển liệu có đáp ứng yêu cầu không thì bạn có thể gặp giáo viên để được tư vấn.
Kết quả cuối cùng cho mọi nỗ lực của nhóm sẽ là Kế hoạch kinh doanh.
Các câu hỏi thường gặp:
Q: Điều gì xảy ra nếu tôi không có một ý tưởng hay?
A: Đầu tiên, đừng thất vọng. Ý tưởng của bạn có hay hay không chỉ có thể trở nên rõ ràng theo thời gian. Thứ hai, có nhiều ý tưởng hơn cho doanh nghiệp có thể được nhận ra. Nếu bạn dừng lại vài phút mỗi ngày để suy nghĩ về vấn đề này, hoặc nếu bạn tham gia tập kích não với các bạn của mình, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hay. Thứ ba, nếu bạn thực sự không đi đến một ý tưởng nào, bạn có thể tham gia vào nhóm khác nếu được nhóm đó chấp nhận.
Q: Điều gì nếu sau khi tiến hành ý tưởng kinh doanh trong vài tuần, nhóm bạn nhận ra rằng ý tưởng không hoàn toàn hay như bạn nghĩ ban đầu?
A: Ban đầu, liên quan đến độ hay của một ý tưởng, bạn hay nhìn. (1) Trong hầu hết các tình huống, càng có nhiều phân tích và nghiên cứu trong khóa học này, thì bạn càng có thể xác định được tính khả thi và chất lượng của cơ hội. Tuy nhiên, dự án sẽ cho bạn một ý tưởng hay về những gì phải bỏ ra để chuyển một ý tưởng thành một doanh nghiệp thành công. Thứ hai, tiến trình lựa chọn trong các ý tưởng diễn ra trong giai đoạn đầu của khóa học thường đảm bảo rằng những ý tưởng ít hứa hẹn đã bị loại đi, và những ý tưởng hấp dẫn hơn sẽ được theo đuổi. Thứ ba, cũng phải hiểu rằng ý tưởng khởi sự ban đầu có thể thay đổi, đôi lúc thay đổi hoàn toàn về bản chất khi nó được nghiên cứu và phát triển. Thứ tư, rất ít dự án khởi sự thực sự trở thành “sản phẩm” rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm ra những phân tích thấu đáo rằng doanh nghiệp của bạn thật sự không khả thi hay không hấp dẫn về mặt kinh tế, điều này sẽ là một kết quả học tập rất đáng trân trọng. Cuối cùng, ít nhất thì bây giời bạn biết những gì sẽ không thể thực hiện.


IV. CÁC YÊU CẦU NHÓM: TRÌNH BÀY VÀ NỘP BÁO CÁO


Như đã nói ở trên, mỗi sinh viên phải tham gia vào một nhóm phát triển và trình bày một kế hoạch phát triển kinh doanh hoàn chỉnh cho một doanh nghiệp mới. Nội dung và cấu trúc của Kế hoạch kinh doanh sẽ được thảo luận tại lớp. Trình bày và nộp báo cáo phải theo các quy định sau đây:
A. NHỮNG MỐI QUAN TÂM VÀ Ý TƯỞNG KHỞI SỰ: Trình bày không chính thức

Thời gian: buổi học thứ 2 (thứ 5 ngày 19 tháng 8 năm 2010)

Mô tả: Trong thời gian tối đa 5 phút, mỗi thành viên sẽ có cơ hội giới thiệu mình và chia sẻ ý tưởng kinh doanh của họ với các sinh viên khác. Các nhóm có thể thay đổi ý tưởng của mình sau khi có được những đóng góp của các bạn sinh viên khác.
B. TRÌNH BÀY VÀ NỘP Ý TƯỞNG KINH DOANH

Thời gian: …………………

Mô tả: Mỗi nhóm sẽ làm việc với ý tưởng kinh doanh độc lập của mình. Bằng cách chọn một ý tưởng, bạn phải ra một quyết định không thay đổi cho cả kỳ. Vì vậy, bạn nên đảm bảo rằng tất cả các thành viên nhóm cam kết sâu sắc và tận tâm trong việc khai thác ý tưởng đã chọn. Trong suốt buổi học này, nhóm phải trình bày ý tưởng kinh doanh và nộp một bản mô tả ngắn gọn về ý tưởng kinh doanh, trong đó bao gồm:

□ Tên dự kiến của doanh nghiệp
□ Tên, số điện thoại, địa chỉ email, trình độ và kinh nghiệp của nhóm (các sinh viên trong nhóm).
□ Giải thích ngắn gọn về ý tưởng kinh doanh của nhóm
□ Trình bày về sàng lọc cơ hội
□ Mô tả ngắn gọn về khái niệm sản phẩm/ dịch vụ (bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào? Phối thức giá trị của nó là gì?)
□ Trình bày ngắn gọn về doanh nghiệp và mô hình kinh doanh
□ Mô tả ngắn gọn về những vấn đề và rủi ro cơ bản
□ Các vấn đề khác liên quan

Yêu cầu nộp:

Môi nhóm cần phải nộp một bản in, phông chữ 12, cách dòng 1,3.

C. NỘP VÀ TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH KINH DOANH

Sản phẩm cuối cùng của mỗi nhóm là Kế hoạch kinh doanh và bài trình bày về doanh nghiệp khởi sự dự kiến

Thời hạn nộp báo cáo: …………………………………

Mỗi nhóm phải nộp 1 bản in (nộp trực tiếp cho giáo viên).

Nộp một file slide thuyết trình.
Yêu cầu:

Mỗi nhóm cần nộp kế hoạch kinh doanh như sau:

• Bản in.

• Nộp trễ sẽ KHÔNG được chấp nhận. Không có lý do.
• Trình bày kế hoạch kinh doanh: cách dòng 1.3, phông chữ: Time New Roman; Cỡ chữ: 12 hoặc 13, canh lề trái 3 cm, trên dưới và bên phải 2 cm, phải có số trang liên tục.
• Kế hoạch kinh doanh không dài quá 30 trang bao gồm cả các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục.

LƯU Ý: Yêu cầu về trình bày phải được tuân thủ nghiêm túc. Báo cáo không tuân thủ chuẩn trên sẽ bị trừ điểm.

TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH KINH DOANH

Các nhóm sẽ có một bài trình bày kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cuối cùng theo một số đề nghị như sau.

Trước khi trình bày, các nhóm phải gởi bản copy bài trình bày cho 3 thành viên hội đồng đánh giá.

Lưu ý rằng các nhóm phải có trách nhiệm trong việc chuẩn bị thiết bị cần thiết cho bài trình bày. Thời gian trình bày tối đa là 15 phút. (bao gồm cả thời gian chuẩn bị), trong đó, phải đảm bảo phần thảo luận không dài hơn 10 phút. Giáo viên dự kiến sẽ tuân thủ kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo đối xử công bằng cho tất cả các nhóm.



V. ĐÁNH GIÁ


Hiệu quả nhóm và cá nhân sẽ được tính để tính điểm cuối cùng của từng cá nhân. Vì vậy, điểm cá nhân trong từng nhóm vẫn khác nhau.
 Chất lượng và tính thống nhất của bản Kế hoạch kinh doanh với phần trình bày của nhóm sẽ xác định điểm của nhóm.
Các tiêu chuẩn để tính điểm của bản kế hoạch kinh doanh cuối cùng:


Tóm tắt 10% Rõ ràng, hấp dẫn và hiệu quả như một mô tả độc lập về công ty
Công ty, sản phẩm và dịch vụ 10% Mô tả về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp về mặt chức năng, phân đoạn, công nghệ và kênh phân phối. Cho biết các đặc tính, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ, phối thức giá trị được nhận thức, giai đoạn phát triển hiện tại, proprietary position
Thị trường và chiến lược 25% Mô tả về cơ hội thị trường: phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh, phân tích ngành và cạnh tranh. Trình bày và giải thích chiến lược kinh doanh chung của công ty, lợi thế cạnh tranh của công; mô tả chi tiết về doanh nghiệp và mô hình doanh thu. Giải thích cách thức và lý do bạn làm cho “điều đó xảy ra”. Sử dụng dữ liệu và ứng dụng các kỹ thuật phân tích.
Marketing và sản xuất 10% Các kế hoạch sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ, chi tiết về kế hoạch phân phối, chi phí sản phẩm, các nguồn lực cần thiết, các kế hoạch marketing và bán hàng.
Tài chính 15% Trình bày tóm tắt các phân tích về kế hoạch tài chính, kế hoạch tài trợ và các phân tích (theo quý, 1-2 năm, theo năm từ 3 đến 5 năm). Áp dụng các kỹ thuật phân tích.
Vốn chủ 5% Đề án cho các nhà đầu tư. Cho biét vốn chủ mà bạn cần, mục đích gì và khi nào cần. Đánh giá về ROI, cấu trúc đề nghị của việc hợp tác và các chiến lược ra khỏi ngành có thể.
Quản lí và tổ chức 5% Thông tin cơ bản của các cá nhân, khả năng thực thi chiến lược, các nhu cầu cá nhân. Loại hình doanh nghiệp, tóm tắt về yêu cầu nhân sự, sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Các sự kiện lớn và rủi ro 10% Trình bày các chương trình tổ chức sự kiện khả thi, thời gian dự kiến và mối quan hệ giữa các sự kiện chính cần thiết cho việc giới thiệu và phát triển công ty.
Xác định và thảo luận các rủi ro chính và tác động của chúng lên kế hoạch của bạn. Liệt kê kế hoạch contigency của bạn.
Độ chắc chắn, tính khúc chiết, rõ ràng 10% Kế hoạch của bạn có thống nhất không? Có chính xác không? Các dòng thông tin có logic không? Các con số có đưa đến kế luận cuối cùng không? Kế hoạch có đánh tin cậy? Khả thi không?

Điểm nhóm sẽ được xác định như sau:
 Chất lượng các phần trình bày tại lớp của các thành viên trong nhóm. Phần này bao gồm tổ chức, dòng thông tin logic, duy trình phần trình bày trong thời gian cho phép, nội dung trình bày rõ ràng. Cụ thể như sau:
Trình bày chính thức
 Nội dung, phân tích, kết luận và đề xuất
 Tài liệu trình bày có hình thức rõ ràng, logic
 Khả năng thu hút sự quan tâm của lớp
 Chất lượng của các phần hỗ trợ hữu hình (visual aids).
Câu hỏi và trả lời
 Khả năng hiểu câu hỏi.
 Trả lời đúng các câu hỏi
 Sử dụng hợp lí thời gian
 Bình tĩnh và tự tin
Điểm của nhóm sẽ dựa vào 80% bản kế hoạch kinh doanh và 20% trình bày.
Tóm lại, trọng số điểm cá nhân được xác định như sau:
 50% điểm của nhóm
 50% dựa vào kết quả cá nhân bài thi cuối kỳ


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA HỌC
Buổi Đề tài Tình huống/hoạt động
Về nhà Nộp

….. - Chương 1: Giới thiệu về Khởi sự kinh doanh và tổng quan về môn học
- Những người sáng lập - Tinh thần kinh doanh
- Thảo luận
- Bài giảng - Đọc chương 1, chương 2
- Tìm hiểu một doanh nhân bạn thích và trình bày vào buổi học sau.
- Chuẩn bị ý tưởng cá nhân để trình bày tại lớp.
- Tham gia diễn đàn trên Blogg.

….. - Các sinh viên giới thiệu và chia sẻ ý tưởng kinh doanh với lớp
- Chương 2: Đánh giá cơ hội và sàng lọc cơ hội
- Trình bày cá nhân
- Bài giảng - Họp nhóm, hình thành và lựa chọn ý tưởng (ngay sau buổi học)
- Đọc trang http://www.saga.vn
- Đọc chương 3 - Bài trắc nghiệp tinh thần doanh nhân


…..
- Đánh giá cơ hội và sàng lọc cơ hội (tiếp)
- Chương 3: Mô hình kinh doanh - Bài giảng
- Trình bày ý tưởng nhóm
- Chuẩn bị báo cáo đánh giá cơ hội của nhóm
- Danh sách nhóm và những ý tưởng nhóm lựa chọn
…..
Nghỉ, các nhóm tiến hành đánh giá cơ hội, hình thành mô hình kinh doanh
Đọc chương 4

…..
…..
….. Bảo vệ ý tưởng
1/9 -Chương 4: Kế hoạch kinh doanh - Nội dung và cấu trúc - Bài giảng Chuẩn bị thảo luận tình huống doanh nhân.
Các câu hỏi chuẩn bị:
1. Đánh giá cơ hội thị trường mà công ty đang có.
2. Đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh
3. Có điều gì không được nhắc đến?
4. Vấn đề nào là không cần thiết?
5. Những phần nào bạn sẽ viết lại và như thế nào?
6. Là một nhà đầu tư tiềm năng, bạn có đầu tư vào công ty này không? Tại sao có và tại sao không?

….. Đánh giá một kế hoạch kinh doanh Thảo luận tình huống doanh nhân - Đọc chương 5
- Đọc chương 6 - Nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh của kế hoạch kinh doanh nhóm

Sáng
……. Trình bày kế hoạch kinh doanh

Về Đầu Trang Go down
http://khoisukinhdoanhk107.makeforum.net
 
KẾ HOẠCH HỌC TẬP MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» kế hoạch khởi sự kinh doanh
» LẬP KẾ HOẠCH KHỞI SỰ KINH DOANH HIỆU QUẢ
» Hoạch định kế hoạch kinh doanh hiệu quả !!!
» Vì sao doanh nghiệp nhỏ ít lập kế hoạch kinh doanh?
» khởi sự kinh doanh là

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO :: KẾ HOẠCH HỌC TẬP-
Chuyển đến