KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tieu chuan sang loc

Go down 
Tác giảThông điệp
hathibichhoa_sunshine




Tổng số bài gửi : 17
Join date : 17/08/2010

Tieu chuan sang loc Empty
Bài gửiTiêu đề: Tieu chuan sang loc   Tieu chuan sang loc I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 6:09 pm


PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
1. Thời gian hoàn vốn / có dòng ngân quỹ dương
Phân tích hòa vốn cho bạn biết bạn cần bán ra bao nhiêu đơn vị hàng hóa để lấy lại vốn đầu tư cố định. Nói cách khác, tại điểm nào bạn sẽ có sự cân đối dòng tiền do sản phẩm, dịch vụ mới mang lại. Với những thông tin có được, bạn có thể xem xét nhu cầu thị trường và thị phần của đối thủ cạnh tranh để xác định liệu mong muốn bán nhiều như vậy có thực tế không. Phân tích hòa vốn còn giúp bạn tính đến tác động của sự thay đổi giá và số lượng hàng hóa.
Đặc biệt hơn, tính toán hòa vốn giúp bạn quyết định mức sản lượng mà tại đó tổng khoản tiền thu được sau thuế từ một sản phẩm hay một khoản đầu tư trang trải được tổng chi phí cố định của nó. Nhưng trước khi thực hiện tính toán này, bạn cần hiểu một số khái niệm sau:
+ Định phí: Chi phí bỏ ra hầu như luôn cố định cho dù bạn có bán được bao nhiêu sản phẩm hay dịch vụ đi chăng nữa. Đó là những chi phí như bảo hiểm, lương nhân viên quản lý, các khoản thuê… Ví dụ, tiền thuê cơ sở sản xuất và chi phí bảo hiểm là như nhau cho dù công ty làm ra 10.000 hay 20.000 đơn vị hàng hóa.
+ Biến phí: Những chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng hàng hóa được sản xuất và bán ra, ví dụ như phí thiết bị, nhân công và nguyên liệu sản xuất. Bạn sản xuất ra càng nhiều hàng hóa thì bạn càng tốn nhiều chi phí.
+ Lãi biên tế: Là số tiền mà mỗi đơn vị hàng hóa bán được góp phần trang trải cho định phí. Nó được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần của một đơn vị trừ đi biến phí (hay chi phí trực tiếp) trên mỗi đơn vị.
Với những khái niệm được định nghĩa trên đây, chúng ta có thể làm một phép tính để tìm ra đáp án cho biểu thức sau:
Lượng hòa vốn = Định phí/Lãi biên tế của đơn vị hàng hóa
Sau đây là cách làm. Trước tiên, hãy tính lãi biên tế của đơn vị bằng cách lấy doanh thu thuần của mỗi đơn vị trừ đi các biến phí của mỗi đơn vị. Sau đó lấy tổng chi phí cố định (hay số tiền đầu tư) chia cho lãi biên tế của mỗi đơn vị. Kết quả phép chia này chính là lượng hòa vốn, tức là số lượng đơn vị hàng hóa phải bán để trang trải toàn bộ chi phí cố định.
Để thấy được sự phân tích hòa vốn trong thực tế, chúng ta hãy xem ví dụ máy ép nhựa được dùng để sản xuất giá treo cho Công ty Amalgamated. Chi phí máy ép nhựa này là 100.000 USD. Giả sử mỗi giá treo được sản xuất ra từ máy ép này được bán với giá 75 USD, và biến phí cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là 22 USD. Như vậy:
75 USD (Đơn giá) - 22 USD (Biến phí cho mỗi đơn vị) = 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị)
Do đó:
100.000 USD (Tổng đầu tư cần thiết) / 53 USD (Lãi biên tế cho mỗi đơn vị) = 1.887 giá treo
Phép tính trên cho ta thấy rằng Công ty Amalgamated phải bán 1.887 cái giá treo để hòa vốn đầu tư 100.000 USD.
Lúc này, công ty phải quyết định xem liệu có thể đạt được lượng hòa vốn này không. Liệu có thực tế khi trông đợi bán được 1.887 cái giá treo đó, và nếu được thì mất thời gian bao lâu?
2. Thời gian hoàn vốn trong kinh doanh và kinh tế
Là nhằm chỉ khoảng thời gian cần thiết để một khoản đầu tư bù được số vốn đầu tư ban đầu.
Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1000 đôla, thu hồi được 500 đôla/năm thì thời gian hoàn vốn là 2 năm.
Thời gian hoàn vốn được coi là công cụ phân tích có nhiều hạn chế trong việc ứng dụng, bởi vì nó không tính đến Giá trị thời gian của dòng tiền, rủi ro hay các yếu tố khác như chi phí cơ hội.
Những thước đo được các nhà kinh tế sử dụng nhiều hơn đó là Giá trị hiện tại thuần hay Tỉ suất hoàn vốn nội bộ.
Công thức cơ bản:
Thời gian hoàn vốn = Giá trị đầu tư : Dòng tiền*
3. ROI ( tỷ suất đầu tư)
* Tỷ xuất đầu tư - hay còn gọi là Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng - đây là tỷ xuất tính toán giữa Giá trị vốn bỏ ra/ lợi nhuận thu được. Tỷ xuất này có được dựa trên các số liệu tính toán trong quá trình xây dựng Dự án khả thi. Có giá trị tương đối theo tính toán tại thời điểm lập Dự án. Nôm na dễ hiễu là: Tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn có được trong kế hoạch đầu tư của mình - VD: Bỏ ra 10 đồng, lợi nhận thu được là 3 đồng, chi phí tài chính là 0 đồng, tỷ suất đầu tư là (13-0)/10 = 1,3. Ở đây tỷ lệ lợi nhuận là 30%. Hiệu số giữa số tiền bỏ ra + lợi nhuận thu được trừ chi phí tài chính chia cho tổng số vốn chính là tỷ suất đầu tư.
Cho nên theo t cần quan tâm tới khấu hao tới khấu hao.Bởi lẽ trong phần lợi nhuận thu đc đã phải tính cả khấu hao vào rùi.

4. Yêu cầu về vốn
Phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước đã trao cho người dân tự do thành lập doanh nghiệp (nếu không rơi vào các trường hợp pháp luật cấm). Khi nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp thì mục đích của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, muốn có được lợi nhuận đó thì chính doanh nghiệp phải có nguồn vốn để đưa vào kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp khi thành lập theo quy định tại Luật Doanh nghiệp rất đa dạng, có thể được gọi là vốn điều lệ (đối với công ty) hoặc vốn đầu tư ban đầu (đối với doanh nghiệp tư nhân). Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (2005) đã xác định trường hợp nếu doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện mà điều kiện đó được thể hiện dưới dạng vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định thì mới được thành lập và hoạt động kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2005) thì khái niệm vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó.
Theo quy định trong các Nghị định của Chính phủ, thì hiện nay ở Việt Nam, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong các ngành nghề sau đây thì phải đáp ứng yêu cầu vốn pháp định :
§ Kinh doanh tiền tệ – tín dụng (nếu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần thì phải có ít nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cho năm 2010 trở đi, nếu là ngân hàng đầu tư thì phải có ít nhất là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phát triển ít nhất 5.000 tỷ đồng…).
§ Kinh doanh chứng khoán (phải có ít nhất 165 tỷ đồng cho ngành nghề bảo lãnh phát hành hoặc 100 tỷ đồng cho ngành nghề tự doanh…).
§ Kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm nhân thọ, môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng).
§ Kinh doanh vận chuyển hàng không (dao động từ 200 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng tương ứng với số lượng tàu bay khai thác, hoặc nếu kinh doanh hàng không chung là 50 tỷ đồng).
§ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (ít nhất là 2 tỷ đồng).
§ Kinh doanh sản xuất phim (ít nhất là 1 tỷ đồng).
§ Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ít nhất là 2 tỷ đồng).
§ Kinh doanh bất động sản (ít nhất là 6 tỷ đồng).
Nhìn chung, khi nhà đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có vốn pháp định nêu trên thì nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận của của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam…
Quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết để nhằm tạo ra sự an toàn cho xã hội và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Vì thực chất những ngành nghề như kinh doanh tiền tệ – tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán trên thế giới nhiều quốc gia cũng đã và đang áp dụng mức vốn pháp định, cho nên ở Việt Nam cũng không là ngọai lệ
5.Tỷ suất sinh lợi
Liên quan đến lượng thu nhập đạt được với các nguồn lực sử dụng để tạo ra chúng. Lý tưởng thì một doanh nghiệp nên thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt dựa trên một lượng tài chính có sẵn. Những tỷ suất lợi nhuận cần quan tâm là: tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA - return on assets), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE - return on equity), và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS - earnings per share). Ngoài ra còn có “tỷ lệ hoàn vốn đầu tư” (ROI - return on investment) - một thuật ngữ tài chính thường được sử dụng nhiều và có phần bị lạm dụng hiện nay.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản liên quan đến thu nhập ròng và tổng tài sản của công ty, được tính như sau:
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
ROA liên quan đến lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong tất cả các nguồn tài chính nằm trong tay cấp quản lý. Công cụ này tỏ ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính này - không quan tâm đến xuất xứ nguồn tài chính. Các nhà phân tích và đầu tư thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của những đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm đánh giá tính hiệu quả của cấp lãnh đạo. Ví dụ, nếu ROA của công ty A là 12% còn công ty B là 8%, người ta sẽ có kết luận tích cực về cấp quản lý của công ty A.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần liên quan đến lợi nhuận ròng và vốn đầu tư bởi các cổ đông. Tỷ lệ này đo tính hiệu quả của quá trình sử dụng vốn góp của các cổ đông. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần được tính như sau:
ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn góp của các cổ đông
*Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR
Là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV=0
Nhận định về IRR
+ Ưu điểm: Cho phép đánh giá mức sinh lời của mỗi đồng tiền bỏ vào đầu tư và có tính đến giá trị thời gian của tiền. Cho phép so sánh giữa mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn.
+ Nhược điểm: Chỉ phản ánh tỷ suất sinh lời của dự án là bao nhiêu chứ khôg cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng tiền.
-Hàm NPV =0 là một hàm đa nghiệm(có dự án có nhiều IRR)
NPV hay IRR
+ Nếu nhà đầu tư có vốn dồi dào, tình hiinhf đầu tư đang gặp khó khăn, thiếu dự án thì dự án nào có NPV càng lớn thì dự án đó sẽ được chọn.
+ Nếu dự án được đánh giá có độ an toàn cao, thì NPV là tiêu chuẩn lựa chọn tốt nhất.
+ Nếu muốn dùng vốn hiệu quả nhất, nền kinh tế đang phát triển, có nhiều dự án tốt để đầu tư, dự án có IRR lớn hơn sẽ được chọn.
+ Nếu vốn ít mạo hiểm và nguồn vốn vay nhiều, IRR sẽ là tiêu chí hàng đầu.






Về Đầu Trang Go down
 
Tieu chuan sang loc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» nhóm mình lấy logo này nhé
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
» Tiêu chuẩn sàng lọc
» Tiêu chuẩn sàng lọc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 10-
Chuyển đến