KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh

Go down 
Tác giảThông điệp
maitheluc_f-star

maitheluc_f-star


Tổng số bài gửi : 23
Join date : 17/08/2010
Age : 36
Đến từ : sao hỏa

Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh   Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 7:55 am

• Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một doanh nghiệp và biểu thị có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá trị mà các khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và chi phí sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ đó.
• Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của họ về những gì mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nói chung, giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp thường cao hơn giá mà doanh nghiệp có thể đòi hỏi về các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Theo các nhà kinh tế, phần cao hơn đó chính là thặng dư tiêu dùng mà khách hàng có thể nhận được. Cạnh tranh càng mạnh thặng dư tiêu dùng càng lớn.
Chiến lược cạnh tranh
• Sau khi phân tích các lực lượng cạnh tranh trong một ngành, Michael Porter đã đề xuất 4 chiến lược kinh doanh chung để giành được lợi thế cạnh tranh.
Bốn chiến lược kinh doanh có liên quan mật thiết tới quy mô hoạt động của doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn cũng như mức độ khác biệt sản phẩm mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và cắt giảm tối đa chi phí tìm kiếm lợi ích cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường rộng lớn hoặc trong phân ngành. Ngược lại, chiến lược tập trung vào nhu cầu khác biệt và tập trung chi phí được áp dụng trên thị trường hẹp họặc ngành nhỏ.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
• Chiến lược này liên quan đến việc lựa chọn một vài tiêu chí được người mua sử dụng trên thị trường và sau đó chỉ ra một doanh nghiệp duy nhất đáp ứng được những tiêu chí này. Chiến lược này thường đi liền với việc chi trả một mức giá cao đặc biệt cho sản phẩm – đôi khi giá cả đó là do chi phí sản xuất cao hơn và tăng thêm giá trị bổ sung của sản phẩm để cung cấp cho khách hàng. Khác biệt hoá sản phẩm chú trọng đến việc trả mức giá cao đặc biệt hơn là để nhằm bù đắp lại những chi phí sản xuất tăng thêm, và cho khách hàng một lý do rõ ràng để họ chọn sản phẩm được khác biệt hoá hơn là những sản phẩm khác kém khác biệt hơn.
Ví dụ chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Hãng Mercedes; Bang Olufsen.
Chiến lược cắt giảm tối đa chi phí :gem32:
• Với chiến lược này, mục tiêu là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành. Rất nhiều (có thể là tất cả) phân đoạn thị trường trong ngành hàng được cung cấp hàng hoá với chi phí được tối thiểu hoá. Nếu mức giá bán sản phẩm ít nhất là bằng (hoặc xấp xỉ) với giá trung bình trên thị trường thì các nhà sản xuất theo lý thuyết sẽ thu lợi nhuận nhiều nhất. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất những sản phẩm thông thường ít khác biệt và được đông đảo khách hàng chấp nhận thường được sử dụng. Đôi khi, các nhà sản xuất đi đầu trong hạ giá thành sản phẩm sẽ chiết khấu bán hàng theo số lượng để tối đa hoá lượng hàng bán ra đặc biệt nếu nhà sản xuất có lợi thế đáng kể về chi phí để cạnh tranh thì làm vậy sẽ làm tăng thị phần thêm của mình.
Ví dụ về chiến lược cắt giảm tối đa chi phí: Nissan, Tesco, máy tính cá nhân.
Chiến lược tập trung vào các nhu cầu khác biệt

• Trong chiến lược tập trung khác biệt, doanh nghiệp hướng tới sự khác biệt về nhu cầu trong một hoặc một vài phân đoạn thị trường mục tiêu. Những nhu cầu đặc biệt của khách hàng trên phân đoạn thị trường có nghĩa là thêm cơ hội để cung cấp sản phẩm hoàn toàn khác so với những đối thủ cạnh tranh mà mục tiêu của họ là hướng vào số đông. Vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là khi áp dụng chiến lược này, phải đảm bảo rằng các khách hàng thật sự có những nhu cầu và mong muốn khác biệt – theo nghĩa khác là cần có một cơ sở hợp lý cho sự khác biệt và sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh hiện tại không thể đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó.
Ví dụ về chiến lược chú trọng khác biệt hoá: bất kỳ một nhà bán lẻ lấp lỗ hổng trên thị trường thành :gem32: công (ví dụ: Cửa hàng bán nước hoa).
Chiến lược - tập trung vào lợi thế chi phí :gem34: :gem30:
• Đây là doanh nghiệp tìm kiếm lợi thế về giá thấp hơn trên một hoặc một số phân đoạn thị trường. Về mặt hình thức các sản phẩm sẽ cơ bản giống như sản phẩm cao cấp trên thị trường, nhưng được đông đảo khách hàng chấp nhận. Những sản phẩm loại này thường được gọi là “me-too’s”.
Ví dụ về chiến lược tập trung vào chi phí: những nhà bán lẻ sở hữu nhãn hiệu riêng hoặc các sản phẩm chiết khẩu theo nhãn hiệu.

1. Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
• Để kinh doanh có lãi, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bù đắp được các khoản chi phí. Do đó, tính toán chính xác chi phí đóng vai trò quan trọng trong định giá.
• Các khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
• Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
• Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.
• Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tất cả những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các khoản chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp không thể định giá cao hơn, ví dụ như nếu muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm tới giá cả thì có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là phải bằng chi phí biến đổi.
• Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất xà phòng có chi phí biến đổi là 6.000 đồng / gói và tổng chi phí cố định là 400.000.000đ mỗi năm. Nếu mỗi năm doanh nghiệp bán được 160.000 gói xà phòng thì mỗi gói xà phòng bán ra cần ít nhất là 2.500đ. (400.000.000đ/160.000) để góp phần bù đắp chi phí cố định nếu không muốn thua lỗ.
• Với thông tin trên đây về cơ cấu chi phí, có thể tính được kết quả tại các mức giá khác nhau như sau:
• Nếu doanh nghiệp bán xà phòng với giá thấp hơn 6.000đ/gói (chi phí biến đổi của mỗi gói), thì sẽ bị lỗ trên mỗi gói bán ra và không thể bù đắp được chi phí cố định.
• Bán 160.000 gói với mức giá 6.000đ/gói, công ty sẽ bị lỗ 400.000.000đ mỗi năm và không thể bù đắp được chi phí cố định.
• Nếu doanh nghiệp bán với giá 8.500đ thì sẽ đạt tới điểm hòa vốn tại mức doanh số bán 160.000 gói được bán ra, (8.500đ - 6.000đ= 2.500đ) x 160.000 = 400.000.000đ = chi phí cố định).
• Bán xà phòng với giá 10.000đ, doanh nghiệp sẽ có lời khi bán được 80.000 gói, (10.000đ - 6.000đ = 4.000đ) x 160.000 = 640.000.000đ (cao hơn 240.000.000đ so với chi phí cố định).
• Nếu bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 80.000 gói, thì lợi nhuận sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tương ứng.

Về Đầu Trang Go down
 
Các vấn đề về lợi thế cạnh tranh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» loi the canh tranh
» Lợi thế cạnh tranh
» LỢI THẾ CẠNH TRANH
» Năng lực cốt lõi--> lợi thế cạnh tranh
» Tiêu chuẩn sàn lọc:"các vấn đề về lợi thế cạnh tranh"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 3-
Chuyển đến