KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TCSL- vấn đề thu hoạch

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthanhtuan_thamthuy




Tổng số bài gửi : 20
Join date : 17/08/2010
Age : 36

TCSL- vấn đề thu hoạch Empty
Bài gửiTiêu đề: TCSL- vấn đề thu hoạch   TCSL- vấn đề thu hoạch I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 5:56 pm

Tiêu chuẩn sàn lọc-Vấn đề thu hoạch
I. Tiềm năng gia tăng giá trị
Những DN mới khởi sự dựa vào giá trị chiến lược trong 1 nghành sẽ rất hấp dẫn, trong khi những doanh nghiệp mới khởi sự mà có giá trị chiến lược thấp hoặc không có giá trị sẽ ít hấp dẫn hơn.
Vì sao Apple có giá trị hơn Microsoft?
Trong một thập kỷ qua, số lượng các công ty Microsoft mua lại gấp 10 lần so với Apple, khoản đầu tư cho nghiên cứu phát triển công nghệ của Microsoft cũng gấp 9 lần Apple. Tuy nhiên sau 10 năm giá trị cổ phiếu của Microsoft vẫn trì trệ, trong khi cổ phiếu của Apple đã tăng chóng mặt đến mức giúp Apple trở thành công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ.

Sameer Bhatia trong bài viết trên Dow Jones Investment Banker cho rằng Apple thành công hơn Microsoft bởi họ đã biết tập trung vào tính thân thiện ở các sản phẩm. Trong khi Microsoft bận rộn với các phiên bản của Windows thì Apple đã tự tìm ra một thị trường công nghệ mới để thống trị bằng cách tạo ra các sản phẩm iPod, iPhone, iPad.
Nếu dựa trên mức độ hào phóng (sẵn sàng chi tiền) thì có lẽ Microsoft phải vượt trội hơn so với Apple. Bởi trong thập kỷ qua Microsoft đã chi tiền thu mua 104 công ty khác, trong khi Apple chỉ mua có 11. Về đầu tư cho nghiên cứu phát triển Microsoft bỏ ra 71 tỷ đô la Mỹ trong 10 năm trong khi Apple chỉ chi có 8 tỷ đô la Mỹ. Những con số này Dow Jones có được từ số liệu của Capital IQ.
Tuy nhiên theo Bhatia, thu mua nhiều công ty con cùng với rót một núi tiền vào nghiên cứu phát triển không đồng nghĩa với việc đổi mới cải tiến công ty. Bhatia cũng bổ sung thêm rằng, việc các công ty tập trung vào những thứ người dùng cần và người dùng mong muốn còn quan trọng hơn việc đổ tiền ra để đầu tư, mua bán, sát nhập.
Bí mật của Apple không phải là đầu tư với một khoản tiền không lồ để theo kịp các đối thủ, mà là làm thế nào để cho khách hàng thỏa mãn và hài lòng. Chính điều này đã khiến cổ phiếu Apple tăng gấp 10 lần trong vòng 10 năm qua ngay cả khi sàn Nasdaq mất tới 56% giá trị.
Ngày 26/5/2010 đã trở thành một ngày lịch sử khi Apple vượt qua Microsft để trở thành công ty công nghệ có giá trị lớn nhất. Giá trị của Apple trên sàn đạt 223 tỷ đô la Mỹ vượt qua giá trị của Microsoft (219,3 tỷ). Một số công ty công nghệ khác có giá trị cao nằm trong Top Global 500 của tạp chí Financial Times là IBM với giá trị thị trường 167 tỷ đô la Mỹ, AT&T 153 tỷ, Cisco 149 tỷ và Google 139 tỷ.
Bhatia cũng nhấn mạnh, trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất không hoàn toàn tốt với Apple. Bởi điều này đồng nghĩa với việc rủi ro cũng sẽ nhiều hơn cho Apple. Công ty cũng giống như một con người, khi đã đạt tới đỉnh cao thành công thì thường ngạo mạn, và tiếp theo sẽ là xuống dốc và thất bại.
Nhưng nếu Apple duy trì tốc độ phát triển như hiện này thì rất khó để Microsoft có thể bắt kịp. Microsoft là công ty đã thống trị lâu trên thị trường công nghệ với thành công của Windows và Office. Họ đã đưa nội dung vào những chiếc máy tính và đã rất thành công ở mảng máy để bàn. Nhưng Apple lại đem đến cho người dùng những sản phẩm trực quan tiện dụng như máy Mac, iPod, iPhone. Và ngày càng có nhiều người dùng sử các sản phẩm này để làm việc. Trong khi hầu hết các công ty cố gắng tập trung bổ sung những khiếm khuyết thì Apple lại có vẻ tự hào về các tính năng còn thiếu của họ.
Apple không muốn đưa vào tính năng đa nhiệm bởi họ không muốn hi sinh tuổi thọ pin. Họ từ chối Adobe Flash bởi họ muốn thiết bị được bảo mật hơn. Và có vẻ như sự “đóng kín” này của Apple đã đúng phần nào. Bởi cho đến nay người dùng vẫn đang được tận hưởng những sản phẩm tuyệt vời của Apple với đầy đủ các ứng dụng được phát triển cho một nền tảng riêng.
Có thể nói Apple đã thành công không phải bằng việc phát minh ra công nghệ hoàn toàn mới mà bằng cách sử dụng công nghệ có sẵn và đóng gói chúng theo cách có ích nhất cho người dùng.
Apple thành công là do biết sử dụng công nghệ để đem lại những trải nghiệm mới cho người dùng. Ví dụ như chỉ sau khi iPod ra đời người dùng mới biết có thể tải và nghe nhạc dễ dàng đến thế, hay đến khi sử dụng iPhone thì người ta mới thấy được lướt web trên điện thoại tuyệt đến mức nào. Mặc dù các công nghệ web trên điện thoại di động không phải do Apple tạo ra, cũng phải phải đến lúc iPhone ra đời mới có.
Thành công của Apple là một bài học cho các CEO của các công ty công nghệ về việc đầu tư. Không nên chỉ tập trung đầu tư và chạy theo công nghệ mới, mà nhiều khi phải biết người dùng đang cần cái gì, và nên đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu đó.
Theo PC World

II. Cơ chế và chiến lược ra khỏi nghành
Chiến lược suy thoái
Giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của ngành bắt đầu khi nhu cầu về sản phẩm của ngành bắt đầu suy giảm. Có nhiều lý do cho sự suy giảm, bao gồm cạnh tranh nước ngoài và sự đánh mất năng lực khác biệt hóa của công ty khi các đối thủ cạnh tranh thâm nhập với các công nghệ mới và hiệu quả hơn. Như vậy, công ty phải quyết định chiến lược đầu tư nào được sử dụng để đối phó với tình thế mới trong ngành của nó. Các chiến lược ban đầu mà các công ty có thể sử dụng là chiến lược tập trung thị trường và giảm tài sản.
Với một chiến lược tập trung thị trường, công ty cố gắng củng cố các lựa chọn sản phẩm và thị trường của họ. Nó hạn chế phạm vi các sản phẩm của mình và ra khỏi các khe hở biên, trong một cố gắng bố trí lại các nguồn lực hiệu quả hơn và cải thiện vị thế cạnh tranh cho công ty. Việc giảm các nhóm khách hàng được phục vụ cũng có thể cho phép một công ty theo đuổi chiến lược tập trung để tồn tại trong giai đoạn suy giảm. Như đã chỉ ra ở trên, các công ty yếu trong giai đoạn tăng trưởng có khuynh hướng sử dụng chiến lược này.
Chiến lược giảm tài sản đòi hỏi một công ty hạn chế hay giảm đầu tư của nó vào đơn vị kinh doanh và để rút vốn đầu tư nhiều nhất có thể được. Cách tiếp cận này đôi khi được gọi là chiến lược thu hoạch bởi vì công ty sẽ ra khỏi ngành khi nó đã thu hoạch tất cả các thu nhập có thể được. Nó giảm đến mức tối thiểu các tài sản mà nó sử dụng trong kinh doanh và thôi đầu tư với mục tiêu lợi nhuận tức thời.
Mặt khác, chiến lược tập trung thị trường nói chung chỉ định rằng công ty đang cố gắng chuyển hướng kinh doanh của nó do đó có thể tồn tại trong dài hạn.
Các công ty chi phí thấp dường như theo đuổi chiến lược thu hoạch đơn giản bởi vì thị phần nhỏ hơn nghĩa là chi phí cao hơn, và họ không thể dịch chuyển sang chiến lược tập trung. Trái lại những người khác biệt hóa có một lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn này nếu nó có thể dịch chuyển đến chiến lược tập trung.
Ở giai đoạn bất kỳ của chu kỳ sống, các công ty có vị thế cạnh tranh yếu có thể áp dụng các chiến lược chuyển hướng. Các vấn đề mà công ty phải trả lời đó là họ có sẵn các nguồn lực để có thể phát triển một chiến lược kinh doanh cạnh tranh trong ngành hay không và chi phí là bao nhiêu.
 Nếu công ty bị mắc kẹt nó phải đánh giá chi phí đầu tư để phát triển một chiến lược khác biệt hóa hay chi phí thấp. Có lẽ khi công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp không hình thành các lựa chọn đúng đắn thị trường, sản phẩm, hay công ty tạo khác biệt đã mắc sai lầm về các cơ hội khe hở thị trường cần phải bố trí lại các nguồn lực và thay đổi chiến lược của nó.http://www.365ngay.com.vn/
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chien-luoc-dau-tu-gia-tri-nghich-chu-dong.3982.html
Chiến lược đầu tư giá trị thông thường tìm kiếm cổ phiếu của những công ty tốt, tức là công ty có tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính và quản lý tốt, để mua khi thị giá của chúng thấp hơn giá trị nội tại. Chiến lược đầu tư giá trị nghịch, như tên của nó, đi tìm kiếm cổ phiếu của những công ty xấu, tức là công ty có tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính không tốt, quản lý kém, để đầu tư. Bởi vì những người theo chiến lược này tin rằng, thị trường thường phản ứng thái quá với những thông tin, dù tốt hay không tốt của các công ty. Giá cổ phiếu tốt sẽ được đẩy lên quá mức, còn giá cổ phiếu xấu sẽ bị đẩy xuống quá mức. Và sau đó, thị trường sẽ sửa sai bằng cách điều chỉnh giá về mức độ vừa phải, chứ không như theo phản ứng lúc đầu.

III. Bối cảnh thị trường vốn
Bối cảnh diễn ra hoạt động bán hay mua 1 công ty phâng lớn bị chi phối bởi các thị trường vốn tại 1 thời điểm cụ thể nào đó.
Thị trường vốn: nhằm huy động vốn dài hạn mà chủ yếu là thông qua thị trường chứng khoán. FDI được xem là thị trường vốn vì chúng ta có nhiều điều khoản phê duyệt đầu tư dạng FDI, và những điều khoản này liên quan tới việc thường các dự án FDI được cấp phép hoạt động trong vòng 20 tới 70 năm. Rõ ràng, luồng vốn này có tính chất dài hạn.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay các DN lớn với tiềm lực mạnh và những nguồn vốn khổng lồ cạnh tranh khốc liệt với nhau. Tạo ra thách thức lớn cho các DN vừa và nhỏ, muốn tồn tại và phát triển các DN này không còn cách nào khác là phải tìm ra 1 phân khúc mới.
Với vị thế thành viên chính thức WTO cùng các nỗ lực hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã là một phần của kinh tế khu vực và thế giới. Rất nhiều cơ hội và hẳn nhiên, từng biến động của môi trường kinh tế và kinh doanh quốc tế sẽ tạo ra ảnh hưởng tại Việt Nam. “Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển như lúc này”
Về Đầu Trang Go down
 
TCSL- vấn đề thu hoạch
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hoạch định kế hoạch kinh doanh hiệu quả !!!
» KẾ HOẠCH LÀM ĂN KHI RA TRƯỜNG!!!!!
» Topic nộp bài thu hoạch
» 8 lỗi cơ bản khi lên kế hoạch kinh doanh
» Bản mẫu kế hoạch kinh doanh cho các bạn nè!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 9-
Chuyển đến