KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenxuanbinh_thamthuy




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 18/08/2010
Age : 34
Đến từ : kumton

Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân   Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân I_icon_minitimeThu Aug 26, 2010 6:03 pm

Tiêu chuẩn sàng lọc: ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

A. MỤC TIÊU VÀ SỰ PHÙ HỢP:
12 bước để đạt được mục tiêu của Brian Tracy,
Bước 1: Hãy luôn luôn mơ ước - một khát khao mãnh liệt và cháy bỏng.Một khát khao mãnh liệt, cháy bỏng về một mục tiêu cụ thể giúp bạn thắng được sợ hãi và luôn tiến về phía trước băng qua mọi trở ngại.
Bước 2: Giữ vững niềm tin.Để có thể vận động trí óc minh mẫn và cả khả năng tiềm ẩn của mình, bạn phải hoàn toàn tin tưởng rằng bạn có khẳ năng thực hiện được mục tiêu. Bạn phải nuôi dưỡng niềm tin của mình cho đến khi nó đã ngấm sau thành niềm tin chắc chắn rằng mục tiêu đó hoàn toàn có khả năng đạt được.
Nhiệm vụ của bạn là tạo ra và duy trì thái độ tâm lý tích cực bằng cách luôn tự tin chờ đợi và hy vọng rằng nếu bạn tiếp tục làm những việc cần thiết theo hướng đúng đắn, thì bạn sẽ kéo về phía mình những người, những thứ bạn cần để đạt được mục tiêu đúng như đã định. Bạn phải hoàn toàn tin rằng nếu bạn cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng bạn cũng sẽ thành công.
Bước 3: Hãy viết ra.Một trong những cách có hiệu quả nhất để khắc sâu mục tiêu vào ý thức của bạn là viết chúng ra một cách rõ ràng, sống động, cụ thể, chính xác như bạn muốn có nó trong thực tế. Hãy mô tả mục tiêu đó hoàn hảo và lý tưởng ở mọi góc độ, trước mắt đừng lo lắng về cách để đạt được mục tiêu.
Lý do quan trọng nhất để viết chúng ra, ngoài lý do cụ thể hóa chúng trong đầu óc, nó còn là hành động nhằm làm tăng sự khát khao và khắc sâu niềm tin rằng nó có thể đạt được.
Bước 4: Lập danh sách tất cả những gì bạn có thể nhận được từ việc đạt được mục tiêu.Hãy lập ra danh sách tất cả những lợi ích, vô hình và hữu hình mà bạn có thể được từ việc đạt được mục tiêu. Bạn sẽ thấy rằng, danh sách này càng dài thì bạn càng có động lực và thêm quyết tâm hơn.
Bước 5: Phân tích vị trí, điểm khởi đầu. Việc quyết định điểm xuất phát cũng tạo ra một vạch ranh giới, từ đó bạn có thể đo những tiến bộ của mình. Bạn càng biết rõ bạn xuất phát từ đâu và nơi nào bạn sẽ đến, thì bạn càng có cơ hội đạt được đích mà bạn mong muốn.
Bước 6: Đặt giới hạn. Hãy đặt ra giới hạn cho những mục tiêu hữu hình và có thể đo được như tăng thu nhập hay cắt giảm chi phí, nhưng đừng đặt ra giới hạn cho những mục tiêu vô hình như phát triển sự kiên nhẫn, kỷ luật tự giác,...
Bước 7: Lập danh sách tất cả những trở ngại chắn giữa bạn và quá trình đạt mục tiêu. Khi bạn đã lên danh sách tất cả những trở ngại, hãy sắp xếp danh sách đó theo thứ tự quan trọng. Đâu là trở ngại lớn nhất chắn giữa bạn và mục tiêu? Bạn phải tập trung loại bỏ trở ngại chính trước khi bạn bị đánh lạc hướng khi xử lý các trở ngại và các vấn đề nhỏ hơn.
Bước 8: Nhận định thông tin bổ sung mà bạn cần để đạt được mục tiêu. Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin và những người thành công nhất là những người có nhiều thông tin hơn người khác. Phần lớn những sai lầm mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống tài chính hay sự nghiệp đều là kết quả của việc thiếu thông tin hay thông tin không chính xác. Một trong những nhiệm vụ của bạn là phải học những gì cần thiết để có thể đạt được những gì bạn mong muốn.
Bước 9: Lập danh sách tất cả những người bạn cần sự giúp đỡ và hợp tác.Để đạt được một điều gì đó có giá trị, bạn sẽ cần sự giúp đỡ và hợp tác của nhiều người.
Bước 10: Lập kế hoạch. Kế hoạch là một danh sách các hoạt động sắp xếp theo thời gian hoặc thứ tự ưu tiên. Các kế hoạch càng chi tiết và được tổ chức tốt thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu theo kế hoạch và đúng như bạn đã định rõ.
Bước 11: Sử dụng sự hình dung.Những bức tranh tinh thần này tập trung vào sức mạnh và kích hoạt luật hấp dẫn. Ngay lập tức, bạn bắt đầu thu hút, giống như nam châm hút sắt, những con người, quan điểm và cơ hội bạn cần để đạt được mục tiêu. Hãy tạo ra một bức tranh tinh thần rõ ràng về mục tiêu như thể nó đã được hoàn thành rồi. Hãy liên tục xem lại bức tranh trên màn hình trí não. Mỗi lần hình dung mục tiêu đã hoàn thành, bạn làm tăng thêm lòng khát khao và củng cố niềm tin là mình có thể đạt được mục tiêu đó. Và những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn có được.
Bước 12: Kiên trì. Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản.
Mục tiêu của doanh nhân phải phù hợp với yêu cầu của tổ chức
Để đi từ mục tiêu đến việc thực hiện cần phải có sự tập trung vào một số vấn đề về cơ cấu, nhân sự và nguồn lực. Bất kỳ mục tiêu thành công nó cũng phải được xây dựng quanh một tập hợp các hành động và cơ cấu chặt chẽ, vững chắc. Đó chính là sự phù hợp. Đối với một doanh nghiệp, sự phù hợp là tình huống trong đó cơ cấu tổ chức, hệ thống hỗ trợ, quy trình, kỹ năng con người, nguồn lực và sự tưởng thưởng hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược.
Việc tuyên bố một chiến lược sẽ chẳng giúp bạn tiến xa nếu bạn không tạo được sự phù hợp giữa chiến lược ấy với nhiều yếu tố khác tạo thành phương thức hoạt động của công ty. Nếu không có sự phù hợp giữa yêu cầu của doanh nghiệp với những gì mà các nhà sáng lập mong muốn thì sẽ làm thất bại trong việc đạt được kết quả mà họ tìm kiếm.
Các yếu tố phù hợp chiến lược liên quan đến con người, động cơ, hoạt động hỗ trợ, cơ cấu tổ chức, văn hóa và sự lãnh đạo doanh nghiệp tạo ra nên tảng vững chắc để thực hiện chiến lược và thành công chung cuộc.

B. CHI PHÍ CƠ HỘI

Việc theo đuổi bất kỳ một cơ hội kinh doanh nào đều có chi phí cơ hội. Một doanh nhân có đủ kỹ năng để phát triển một kỹ năng để phát triển một công ty thành công hàng chục tỷ đồng là những người có tài năng được các công ty có quy mô trung bình đến những công ty quy mô lớn đánh giá cao.
Bắt tay vào kinh doanh ngay khi có cơ hội
“Hãy bắt đầu kinh doanh khi có cơ hội, ngay khi bạn chẳng biết gì về kinh doanh. Mọi thứ đều có thể học được”, DeLuca cho biết khi bắt đầu kinh doanh bánh mì, ông cũng chẳng biết cách làm một ổ bánh mì như thế nào. “Với một số người, như thế thì thật rủi ro. Chẳng sao cả, đã muốn kinh doanh thì nên tập làm quen với rủi ro càng sớm càng tốt. Quan trọng là chúng ta phải cẩn thận và biết học từ sai lầm” DeLuca chia sẻ.
Chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.Ví dụ, nếu một thành phố quyết định xây một bệnh viện trên một khu đất trống của mình, thì chi phí cơ hội là một dự án nào khác có thể được thực hiện trên khu đất đó và kinh phí xây dựng bệnh viện. Khi xây bệnh viện, thành phố đã lỡ mất cơ hội xây một trung tâm thể thao, hay một bãi đỗ xe trên đó, hoặc khả năng bán khu đất ấy đi để thanh toán bớt các khoản nợ của chính quyền thành phố.
Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá.Cần lưu ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Trong ví dụ ban đầu, chi phí cơ hội của quyết định xây bệnh viện là việc mất một khu đất trống để xây trung tâm thể thao, xây bãi đậu xe, hoặc số tiền có thể thu được nếu bán khu đất đó, chứ không thể là tổng của 3 lựa chọn đó vì xét cho cùng khu đất đó không thể nào cùng lúc được sử dụng cho hơn một mục đích được.
Tuy nhiên, hầu hết các chi phí cơ hội rất khó so sánh. Chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác.
Chi phí cơ hội thường được thể hiện dưới dạng giá tương đối, tức là giá của một lựa chọn trong tương quan với lựa chọn khác. Ví dụ: giá một bình sữa là $4 và một ổ bánh mì là $2 thì giá của một bình sữa là 2 ổ bánh mì.

C. TƯƠNG QUAN RỦI RO/PHẦN THƯỞNG

Các doanh nhân thành công thường chấp nhận những rủi ro có tính toán và tránh những rủi ro họ không cần gặp phải có.
Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng các yếu tố rủi ro xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng nó chỉ thật sự là ngẫu nhiên, nếu phía sau không có sự phụ thuộc vào giá cả trong một thị trường kinh doanh cạnh tranh. Đúng là khi nghĩ về các rủi ro, chúng ta thường liên tưởng ngay tới vấn đề tài chính. Trên thực tế, rủi ro tài chính là điều quan trọng, nhưng không nên để nó thu hút toàn bộ sự quan tâm của bạn. Bạn cần chú ý tới cả những rủi ro phi tài chính - loại rủi ro vốn không thể định giá bằng các chương trình quản lý rủi ro dựa trên các con số hiện hữu.
Sự hiểu biết rủi ro (Risk intelligence) là khả năng của chúng ta trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh liên quan tới việc đánh giá một rủi ro. Sự hiểu biết đó phụ thuộc vào các lợi thế thông tin và việc ứng dụng các lợi thế đó như thế nào.Các doanh nhân có thể thấy được rằng họ hoàn toàn đủ khả năng đương đầu với các rủi ro, chứ không chỉ là mơ về việc mình có thể xử lý tốt những rủi ro đó. Mục tiêu không chỉ là việc học hỏi để tìm kiếm và lựa chọn một sự đổi mới thích hợp nhất, mà còn là việc phân tích và đánh giá những gì bạn thật sự có khả năng, hay không có khả năng.
Một trong những mục tiêu đó là tránh xa các thất bại. Chúng ta học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai sót của mình. Hoạt động đánh giá rủi ro sẽ chứng minh cho điều đó. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị bạn nên quan tâm tới một mạng lưới các rủi ro có liên hệ với nhau để chủ động đối phó với các sai sót hay thất bại có thể được dự đoán. Hãy tự nhủ rằng bạn đang phát triển một sản phẩm hay dịch vụ mới và bạn có thể sẽ phải đương đầu với các rủi ro dẫn đến thất bại. Việc thừa nhận điều này, sau đó lên kế hoạch đối phó với chúng, là điều rất quan trọng. Có thể một trong những rủi ro có thể lường trước là vấn đề nguồn cung ứng, vì vậy, tại tuần thứ nhất, bạn cần lên kế hoạch hành động với nhà cung ứng trước khi rủi ro chuyển thành thất bại.
Mặc dù vậy, đôi lúc sự chuẩn bị cũng không giúp được gì bạn. Nếu bạn lo lắng về rủi ro này, hãy suy nghĩ về một cách thức tranh thủ những khách hàng hiện có để giảm thiểu rủi ro trước khi quá muộn. Hay ít nhất là lên một kế hoạch đối phó sớm. Bạn có thể phát triển các chiến lược bồi thường cho rủi ro, chẳng hạn tiến hành các cuộc điều tra xem khách hàng phản ứng như thế nào với các chương trình bán hàng, đặc biệt trong trường hợp sản phẩm thất bại khi tung ra thị trường, như việc giảm giá sản phẩm cho các lần mua hàng trong tương lai nếu họ không chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác.
Về Đầu Trang Go down
 
Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân
» tiêu chuẩn sàng lọc. các đặc điểm cá nhân
» tiêu chuẩn sàng lọc: các đặc tính cá nhân
» Thành viên nhóm nộp bài tiêu các tiêu chuẩn sàn lọc ở đây nha
» Những đặc điểm của tinh thần doanh nhân:

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 9-
Chuyển đến