KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
ntphuongdung_humaninhope




Tổng số bài gửi : 13
Join date : 19/08/2010

TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC   TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC I_icon_minitimeSun Aug 29, 2010 11:14 am

Các đặc điểm cá nhân là một trong những tiêu chí đánh giá cơ hội kinh doanh.Cụ thể như sau:
1. Mục tiêu và sự phù hợp:

Sự hiểu biết về mục tiêu chung là yêu cầu hết sức quan trọng, nhưng một nhóm thực sự hiệu quả còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Các thành viên trong nhóm phải tận tâm với mục tiêu đó. Có sự khác biệt lớn giữa sự hiểu biết và thái độ tận tâm. Sự hiểu biết đảm bảo rằng mọi người nắm vững định hướng công việc, còn thái độ tận tâm là một phẩm chất thuộc về bản năng, thôi thúc mọi người làm việc và tiếp tục công việc kể cả khi gặp trở ngại, khó khăn.Ta thấy sự tận tâm là hệ quả của một mục đích có ý nghĩa. Mọi người phải thấy được mục tiêu của nhóm có ý nghĩa quan trọng và xứng đáng với những nỗ lực bỏ ra. Thiếu một mục đích như thế, một số thành viên sẽ không gắn kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu của nhóm. Họ sẽ không hết lòng với nhóm hay mục tiêu của nhóm.Sự tận tâm cũng là hệ quả của tinh thần làm chủ và có trách nhiệm đối với mục tiêu chung. Ta có ví dụ sau:
”Một số cá nhân thuộc các bộ phận khác nhau của công ty được tập hợp lại để giải quyết một vấn đề quan trọng: công ty của họ đang để mất khách hàng về tay một đối thủ cạnh tranh hiện đang cung cấp dịch vụ tương tự như của họ, nhưng với giá thấp hơn đáng kể. Mức giá thấp hơn này là kết quả của việc đối thủ có hiệu suất cung cấp dịch vụ cao hơn. Giải pháp duy nhất là tìm cách cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng, chẳng hạn như mức giá thấp hơn, dịch vụ tốt hơn hay kết hợp cả hai giá trị này.
Mọi thành viên trong nhóm đều hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu. Quyền lợi kinh tế của họ cũng như tương lai của đồng nghiệp họ đều phụ thuộc vào thành công này. Và vì cấp quản lý không bắt buộc các thành viên trong nhóm phải làm thế nào để đạt được mục tiêu, nên họ có cảm giác được làm chủ cả về nỗ lực lẫn kết quả, và cùng nhau chịu trách nhiệm cho kết quả đó. Đó là sự tận tâm. Đừng nhầm lẫn sự tận tâm chung của nhóm với sự hòa hợp trong tập thể. Việc mọi người thân thiện với nhau không quan trọng bằng việc họ sẵn sàng kề vai sát cánh để cùng hoàn thành công việc. Một mục tiêu mà tất cả đều xem là quan trọng sẽ đẩy lùi sự bất hòa trong tập thể.
Bạn có thể nhận ra sự tận tâm chung của nhóm qua những lời lẽ, ngôn từ mà các thành viên trong nhóm sử dụng. Khi họ dùng từ chúng ta, chúng tôi thay cho tôi, anh (chị) và họ, có nghĩa là nhóm đang có sự tận tâm chung. Thái độ tận tâm với mục tiêu chung sẽ dễ xây dựng hơn nếu nhóm của bạn chỉ có ít thành viên. Quân đội đã nhận ra tầm quan trọng của "sự liên kết theo nhóm nhỏ" khi khuyến khích cá nhân tận tâm với đơn vị và mục tiêu của đơn vị. Vì lý do đó, một số chuyên gia cho rằng một nhóm không nên có quá 10 thành viên, và thậm chí càng ít càng tốt nếu trong nhóm hội đủ mọi kỹ năng cần thiết.Sự tận tâm của các thành viên được nâng cao thông qua những phần thưởng xứng đáng. Nếu mọi người biết rằng sự thăng tiến, tiền thưởng và các khoản tăng lương… gắn liền với đóng góp của họ cho thành tựu chung của nhóm, thì sự tận tâm của họ sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu các thành viên nhận thấy phần lớn tiền thưởng sẽ chảy vào túi cấp trên, thì sự tận tâm của họ cũng không còn.
Sự phù hợp với mục tiêu của tổ chức là yếu tố cần thiết cuối cùng để nhóm làm việc hiệu quả. Đây là sự phối hợp giữa kế hoạch, nỗ lực và khen thưởng với mục tiêu cao nhất của tổ chức. Khi có sự phù hợp này, mọi người trong tổ chức sẽ hiểu được mục tiêu tổng thể của công ty và mục tiêu của từng bộ phận, phòng ban, từ đó họ sẽ làm việc theo một định hướng đúng đắn. Cơ chế khen thưởng chính là động lực khuyến khích mọi người.
Mục tiêu của nhóm cần phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Thậm chí nhóm không nên tồn tại nếu đó không phải là phương thức tối ưu để giúp tổ chức đạt được mục tiêu tổng thể. Nỗ lực của mọi người cũng nên phù hợp với mục tiêu chung thông qua cơ chế khen thưởng. Điểm cuối cùng này rất quan trọng và nó phải bắt nguồn từ nhà tài trợ. Vì nhà tài trợ có trách nhiệm với sự thành công của dự án, nên một phần trong quỹ khen thưởng của họ cần được gắn liền với hiệu suất hoạt động của nhóm dự án. Tương tự như vậy, trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm nên ý thức rằng phần thưởng của họ sẽ chịu tác động từ kết quả của nhóm.
Để thống nhất hoá các quy trình đánh giá sự phù hợp dựa trên các căn cứ khác nhau, các Thành viên phải tham gia tích cực trong phạm vi nguồn lực của mình vào việc xây dựng các hướng dẫn và kiến nghị đối với các quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế tiến hành.
Sự phù hợp giữa mục tiêu nhóm với mục tiêu của tổ chức sẽ giúp mọi người đi theo cùng một hướng và là hướng đi đúng nhất.
Một nhóm dự án thành công khi hội tụ đủ những đặc điểm sau: thành viên nhóm có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, nhóm đã xác định mục tiêu chung rõ ràng, mọi người hết mình vì mục tiêu chung, chế độ làm việc tạo điều kiện để mọi thành viên đều đóng góp và được hưởng lợi, môi trường làm việc có tính chất xây dựng và khuyến khích, và mục tiêu dự án phù hợp với mục tiêu tổng thể của tổ chức.
2. Chi phí cơ hội
Trong kinh tế học chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó, hoặc với người đánh giá. Chi phí cơ hội là một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa khái niệm chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Đánh giá chi phí cơ hội là cơ sở để đánh giá chính xác chi phí thực tế của bất cứ hoạt động nào. Trong trường hợp không có một chi phí kế toán, hay chi phí bằng tiền rõ ràng nào gắn với hoạt động đó, thì việc bỏ qua chi phí cơ hội có thể tạo ra ảo tưởng rằng các lợi ích có thể đạt được mà không mất một chi phí nào. Chi phí cơ hội không nhìn thấy trở thành chi phí ẩn của hoạt động đó.Trong kinh tế học thì hai nguyên lý “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” đóng vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên việc hiểu và phân biệt chính xác hai thuật ngữ này là một điều khó khăn và khiến nhiều người nhầm lẫn.“Sự đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn được cái này thì phải từ bỏ cái khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi như vậy, bạn bỏ ra một giờ để được xem một bộ phim thì bạn mất đi một giờ để làm những việc khác. Chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung. Khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từ bỏ.
Chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Trong ví dụ ban đầu, chi phí cơ hội của quyết định xây bệnh viện là việc mất một khu đất trống để xây trung tâm thể thao, xây bãi đậu xe, hoặc số tiền có thể thu được nếu bán khu đất đó, chứ không thể là tổng của 3 lựa chọn đó vì xét cho cùng khu đất đó không thể nào cùng lúc được sử dụng cho hơn một mục đích được.
Tuy nhiên, hầu hết các chi phí cơ hội rất khó so sánh. Chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác. Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung. Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi phí thuần tuý. Chi phí thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi trực tiếp.
3. Tương quan rủi ro và phần thưởng
Một cá nhân, thay vì làm việc như một nhân công, tự điều hành công việc kinh doanh của chính mình, chấp nhận tất cả rủi ro và phần thưởng mà công việc kinh doanh đó mang lại. Doanh nhân thường được coi như người lãnh đạo của một công việc kinh doanh và người đưa ra những ý tưởng mới, nhà cải cách quy trình kinh doanh.
Các doanh nhân đóng vai trò chính trong bất kỳ một nền kinh tế nào. Đó là những người có những kỹ năng và sáng kiến cần thiết để đưa những ý tưởng hay ra ngoài thị trường, và đưa ra những quyết định đúng đắn để bắt ý tưởng đó sinh lợi nhuận. Phần thưởng cho việc chấp nhận rủi ro là những lợi nhuận kinh tế tiềm năng mà doanh nhân đó có thể kiếm được.
Doanh nhân khởi nghiệp là người phải chịu những rủi ro khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp có hiểu biết về kĩ thuật để sản xuất những hàng hóa có thể bán được hay thiết kế những dịch vụ mới cần thiết. Thường thì những Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm sẽ trợ cấp tài chính cho những doanh nghiệp khởi nghiệp, bù lại họ sẽ nhận được một phần vốn sở hữu. Một khi công việc kinh doanh của doanh nhân khởi nghiệp được thiết lập, cổ phiếu có thể được bán ra công chúng trong đợt IPO trong những điều kiện thị trường thích hợp.
Rủi ro lớn nhất mà mọi người cân nhắc sai là những lợi ích họ đánh mất khi tránh những cơ hội “rủi ro cao/phần thưởng lớn”. Một sự nghiệp lý tưởng gồm rất nhiều cơ hội việc làm (một số rủi ro, một số an toàn). Những cơ hội này cùng nhau tạo nên một sự nghiệp tương đối an toàn với khả năng thăng tiến cao. Chấp nhận những cơ hội rủi ro cao là cần thiết vì chúng đem lại phần thưởng lớn nhất:
Vấn đề là nếu không chấp nhận rủi ro, bạn không thể khai thác bất kì cơ hội nào. Bạn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc một chút và tĩnh lặng, nhưng bạn không thể tạo ra cái gì đó mới, và bạn không thể tạo nên dấu ấn của mình trên thế giới này.

Về Đầu Trang Go down
 
TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiêu chuẩn sàng lọc
» Tiêu chuẩn sàng lọc
» các tiêu chuẩn sàng lọc
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC
» TIÊU CHUẨN SÀNG LỌC????

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 14-
Chuyển đến