KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenthisu_shine




Tổng số bài gửi : 31
Join date : 18/08/2010

Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh   Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 20, 2010 5:03 pm

Bài tìm hiểu:
Tinh thần kinh doanh
Tìm hiểu khái niệm về tinh thần kinh doanh
Chúng ta đã được biết đến tinh thần trách nhiệm, tinh thần sáng tạo… Đó là những phẩm chất rất tốt của một người trong công việc, vậy bạn đã biết đến tinh thần kinh doanh chưa và bạn đã có những phẩm chất này để bắt đầu công việc kinh doanh của mình chưa. Thế thì tinh thần kinh doanh là gì?
Tinh thần kinh doanh chính là lòng nhiệt huyết với công việc, niềm đam mê và trách nhiệm trong công việc kinh doanh của mình, ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng không sợ mạo hiểm.
Để tìm hiểu khái niệm tinh thần kinh doanh, trước hết chúng ta cần trở lại với những tư tưởng độc đáo của Max Weber, nhà xã hội học Đức, người thường được coi là một trong những ông tổ của ngành xã hội học, khi ông viết về tinh thần của nhà kinh doanh để giải thích sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Thoạt tiên, Weber nhấn mạnh rằng, trái ngược với quan niệm ngộ nhận thông thường, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không phải là hệ quả của ham muốn chiếm hữu hay ham muốn chạy theo tiền bạc, vốn là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ xã hội nào vào bất cứ thời đại nào. “Lòng hám lợi vô độ không hề giống chút nào với chủ nghĩa tư bản, và lại càng không mảy may liên quan gì tới tinh thần của nó”. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản, theo Weber, “chính là sự chế ngự, hay chí ít là sự điều tiết bằng lý tính, cái bản năng phi lý tính ấy”.

Theo Weber, trên khắp thế giới ở đâu cũng có thương nhân, những người cho vay, những nhà kinh doanh trong chế độ thực dân, những ông chủ đồn điền sở hữu nô lệ, những kẻ đầu cơ, những “kẻ phiêu lưu tư bản chủ nghĩa”… Nhưng phần lớn hoạt động của những loại người này “đều mang tính chất thuần túy phi lý tính và đầu cơ, hoặc là thiên về cách chiếm hữu bằng bạo lực, nhất là chiếm đoạt chiến lợi phẩm thông qua chiến tranh, hay dưới hình thức chiến lợi phẩm tài chính, nghĩa là thông qua việc bóc lột những người bị trị”. Theo Weber, đấy chỉ là những loại hình chủ nghĩa tư bản thương mại, chủ nghĩa tư bản hướng đến chiến tranh, hoặc là một thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu mà thôi.

Weber cho rằng chủ nghĩa tư bản đúng nghĩa chỉ bắt đầu xuất hiện ở xã hội Âu châu thời cận đại. Ông định nghĩa “hành vi kinh tế tư bản chủ nghĩa” là “hành vi dựa trên hy vọng đạt được doanh lợi bằng cách tận dụng những cơ hội trao đổi, nghĩa là dựa trên những cơ may chiếm hữu một cách hòa bình (về mặt hình thức)”. Và ông định nghĩa chủ nghĩa tư bản chính là sự tồn tại và sự hoạt động của những doanh nghiệp mang mục đích làm ra lợi nhuận “luôn luôn tái sinh” và có lối tổ chức thuần lý đối với lao động và sản xuất . Từ xưa tới nay, thương nhân nào cũng muốn kiếm lời tối đa qua mỗi vụ buôn bán. Nhưng nét đặc trưng của nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa không phải là đi tìm “lợi nhuận tối đa”, mà là ở chỗ ông ta luôn nung nấu ham muốn tích lũy không ngừng ngày càng nhiều, và do vậy mà ý chí sản xuất-kinh doanh của ông ta cũng trở nên không có giới hạn. Chính là sự kết hợp giữa ham muốn lợi nhuận với tính kỷ luật thuần lý và lối tổ chức sản xuất thuần lý mới tạo nên nét đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Tây phương .

Ngoài việc nhìn nhận vai trò tác động quan trọng của những yếu tố như thị trường và kỹ thuật, Max Weber còn đặc biệt nhấn mạnh tới sự tồn tại hết sức cần thiết của một nền luật pháp và một bộ máy hành chính được xây dựng trên cơ sở thuần lý, vì chỉ có như vậy mới có thể hình thành được một nền kinh doanh hiện đại và một tinh thần kinh doanh lành mạnh. Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp thuần lý hiện đại đòi hỏi phải có sự tiên liệu có tính toán, không chỉ về mặt kỹ thuật sản xuất, mà cả về mặt luật pháp, cũng như một bộ máy hành chính với những quy tắc hình thức rõ ràng. Không có những yếu tố này, thì chắc chắn sẽ có thể nảy sinh thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu và thương mại đầu cơ, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịu sự chi phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại hình doanh nghiệp thuần lý được điều khiển bởi sự chủ động của cá nhân với một số vốn thường trực và sự tiên liệu vững chắc”.

Khái niệm “tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (the spirit of capitalism) của Weber, theo nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons, không phải chỉ nói về sự chiếm hữu như nhiều tác giả thường lầm tưởng, mà trước hết và chủ yếu bao hàm tư duy lý tính (rationalism) - hiểu như là một tâm thế mở luôn hướng đến những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu (traditionalism); và một thái độ tận tâm và chuyên cần đối với công việc vì chính công việc chứ không vì mục đích nào khác, thái độ mà Weber diễn giải trong một khái niệm mang ý nghĩa kép là “Beruf” (tiếng Đức, có nghĩa là nghề nghiệp-thiên chức, hay nghề nghiệp-bổn phận). Giả thuyết nổi tiếng của Weber là chính quan niệm đạo đức và tinh thần “khổ hạnh” (Askese) duy lý của đạo Tin lành đã tạo ra một tâm thế và một môi trường xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Con người có bổn phận lao động một cách cần cù và duy lý nhằm tạo ra doanh lợi và phải có một lối sống cần kiệm - đây chính là lối ứng xử cần thiết cho sự hình thành của nhà kinh doanh, bởi nó có nghĩa là phải lao động cật lực và không ngừng tái đầu tư số lợi nhuận mới được tạo ra nhằm có thể tiếp tục phát triển các phương tiện sản xuất.
Làm mới tinh thần kinh doanh của bạn
Hầu hết những doanh nhân mà tôi đã từng gặp trong nghề nghiệp của mình đều có một con đường trực tiếp và mục tiêu để tự bước những bước vững chắc trên con đường của họ. Đó là một tinh thần “làm nó theo cách riêng” mà tôi thấy rất hứng thú trong công việc kinh doanh của tôi. Cái niềm tin bất khuất của những doanh nhân đó trong tiềm thức và giấc mơ của họ là tài sản vô giá nhất.
Rất khó để chuyển đổi liên tục con đường đó thành những ý tưởng mới và cách giải quyết vấn đề mới. Thật dễ dàng khi chỉ nghĩ đến những hoạt động quản lí thường ngày của bạn. Để củng cố sự thành công liên tiếp, hãy đặt nhiệm vụ hàng đầu là liên tục đổi mới tinh thần kinh doanh của bạn. Hãy luôn nghĩ tới nỗ lực của bạn và hãy để con đường củng cố sự kinh doanh của bạn với một ý nghĩ lớn đầy hình ảnh bằng cách lên lịch cho sự gặp gỡ của riêng bạn. Để dành thời gian cho cuộc gặp gỡ này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu hiện tại và sáng tạo ra những ý tưởng mới để nâng doanh nghiệp của bạn đến một tầm cao mới.
 Tập trung lại vào giá trị và sức mạnh của những ý tưởng mới.
Những ý tưởng tốt thường đến từ một nguồn bất ngờ. Một ý tưởng tốt có thể làm phấn khởi công việc kinh doanh và tinh thần của bạn. Hãy làm một danh sách những công việc mà bạn đã hoàn thành và tìm xem những thành công đó bắt nguồn từ đâu. Có phải từ một đề nghị của khách hàng, một lần đến một cửa tiệm mới hay một điều gì đó bạn đã đọc trong một tạp chí? Hãy để đầu của bạn đón chào những tiềm năng mới bằng cách thêm những sự phát triển đặc biệt này vào kế hoạch chiến lược của bạn.
 Tập trung vào khả năng duy nhất của bạn để cải thiện lượng khách hàng.
Xây dựng sự thành công bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hãy làm một bảng liệt kê những ý tưởng mở rộng tiềm năng bằng cách xem lại những phản hồi, yêu cầu và những ý tưởng phát triển mà khách hàng đã bày tỏ với bạn trong năm qua. Kết hợp những điều này vào quá trình cải thiện sản phẩm của bạn. Nếu bạn không có những phản hồi mới đây từ khách hàng, thì hãy lên kế hoạch thu thập thông tin từ những khách hàng quen thuộc nhất. Điều này là dữ liệu quan trọng nhất mà doanh nghiệp của bạn có thể nhận được.
 Tạo một sự phát triển sản phẩm mới và những việc đa dạng liên quan tới những gì bạn đã học.
Những doanh nhân có thể trở nên yếu đối với những sức mạnh của sự cạnh tranh khi họ quên việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặc biệt. Dựa trên những thông tin mà bạn thu thập được, hãy tự hỏi, “Làm thế nào để một yêu cầu của khách hàng có thể chuyển thành một sự phát triển sản phẩm hay một sản phẩm hoàn toàn mới?” Liên kết đề nghị của khách hàng với nỗ lực của bạn sẽ làm cho công việc của bạn chuyên nghiệp hơn và giúp bạn duy trì được vị thế cạnh tranh của mình. Giữ cho năng lượng kinh doanh và sự hứng thú của bạn luôn cao bằng cách chắc chắn rằng dự án mới là một điều gì đó bạn luôn yêu thích.
 Những kinh nghiệm với một chiến lược điều hành sẽ làm mới mẻ công việc kinh doanh bình thường hằng ngày của bạn.
Quyết định điều hành là rất điều rất quan trọng đối với sự thành công của bạn. Tuy nhiên, cái mà có thể là bài tập kinh doanh được đánh giá cao nhất có thể làm ngăn cản doanh nghiệp của bạn phát triển hiệu quả. Sử dụng những điều mới như một cơ hội để kiểm tra những phương pháp mới này. Ví dụ, nếu bạn luôn luôn bán sản phẩm của bạn thông qua những cửa hàng bán lẻ, điều tra xem làm cách nào để bán chúng trên mạng. Phát triển những kênh phân phối này có thể mang lại lợi ích cho công ty của bạn khi cung cấp những phần phát triển thêm cho dòng sản phẩm của bạn. Hãy kết thúc những cuộc họp bằng cách thông báo rằng bạn sẽ tiếp tục tạo hứng thú và thử thách hướng kinh doanh của bạn. Quan tâm những điều tra thường xuyên về sự phát triển của sản phẩm mới và sự đóng góp có thể. Tổ chức một cuộc họp hàng năm để cung cấp một cơ hội mới để có tinh thần làm việc phát triển công ty của bạn.
Tương lai đất nước gắn với tinh thần kinh doanh
Arthur Rock, một trong những doanh nhân đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ở Mỹ, từng phát biểu: "Tương lai của đất nước này (Mỹ) gắn chặt với các doanh nghiệp mới". Từ "venture" - doanh nghiệp - mà ông dùng cũng có nghĩa là "mạo hiểm". Suy rộng ra, điều Arthur Rock muốn nói là: Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào tinh thần dám làm, dám mạo hiểm, dám kinh doanh của người dân quốc gia đó. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tinh thần kinh doanh của cả một dân tộc. Arthur Rock tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1951. Ông là người đã thực hiện hàng chục dự án đầu tư hàng triệu USD vào các công ty ở thung lũng Silicon, trong đó có những công ty lớn như Intel, Apple, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền công nghệ cao nước Mỹ. Nói về ông, người ta đánh giá Arthur Rock là "một người có khả năng phán đoán kỳ tài, chỉ cần một thoáng quan sát, Arthur Rock có thể ngay lập tức phân tích rõ ràng khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp, kể cả một doanh nghiệp mới được thành lập". Có thể mô tả ngắn gọn: Ông là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một con người tràn ngập tinh thần kinh doanh.
Trong cuốn Shaping the Waves, viết về những doanh nhân thành đạt từng tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, tác giả Jeffrey L. Cruikshank viết: "Staples, Starbuck, Intel, Amazon... đều là những công ty lớn, những tấm gương mẫu mực về thành công trong kinh doanh. Nhìn vào thành công của họ ngày nay, mấy ai tin rằng những ý tưởng xoay chuyển thế giới của họ đều có thể xuất phát từ những giấc mơ hình thành trong garage ôtô hoặc một nhà hầm nào đó". "Những người đã dám ước mơ và thực hiện thành công ước mơ đó, về căn bản, là các cá nhân rất khác biệt. Khi nghiên cứu về họ, người ta thấy rằng họ không có nhiều điểm chung, ví dụ không phải ai cũng mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, là con đầu lòng, hay là đứa con út được cả gia đình cưng chiều... Họ chỉ có một điểm chung: tinh thần kinh doanh".
Người Việt và tinh thần kinh doanh
Trở lại câu hỏi tại sao người Việt cũng giống người Do Thái ở nhiều điểm mà về khả năng làm ăn buôn bán thì khoảng cách còn quá xa, một trong các câu trả lời có lẽ sẽ là: Vì tinh thần kinh doanh ở người Việt ta còn thấp. Ngay từ trong lịch sử, chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người Việt đã xếp "thương" ở dưới cùng trong các thứ bậc xã hội: sĩ – nông – công – thương. Ngôn ngữ - tấm gương phản ánh tâm lý dân tộc - cũng cho thấy một thái độ kỳ thị nặng nề với doanh nhân khi chúng ta dùng những từ "con buôn", "hàng tôm hàng cá", "tư thương"… để nói về họ. (Thời nay, danh sách này được bổ sung thêm từ "đại gia", để chỉ những người giàu sang và có thế lực, tuy vậy vẫn hàm ý tiêu cực). Trải qua nhiều thế hệ, ước mơ của nhiều thanh niên Việt Nam khi bước vào đời vẫn là trở thành bác sĩ, kỹ sư (bây giờ thì thêm mơ ước làm ca sĩ, diễn viên nổi tiếng).
Suy cho cùng, đó là tâm lý làm công ăn lương (cho Nhà nước hoặc cho một tổ chức/ cá nhân nào đó) chứ không phải mong muốn mở ra một sự nghiệp độc lập, mình làm chủ mình. Đây chính là triệu chứng của căn bệnh thiếu tinh thần kinh doanh, từ lâu đã là bệnh mãn tính của người Việt. Để chữa bệnh này, một trong những phương thuốc khả dĩ là giáo dục, áp dụng ngay từ khi người ta còn nhỏ. Với trẻ em, đó có thể là sự khuyến khích các em làm quen với tiền và các trò chơi sáng tạo. Và một nền giáo dục theo hướng phát triển những gì "tâm lý Việt Nam" còn thiếu: dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, không sợ bị chê cười đả kích v.v.
Các du học sinh người Việt ở Trường Kinh doanh Harvard, khi nói về thời gian học tập tại đây, đều khẳng định: Được dạy và học theo phương pháp ấy, sinh viên không muốn độc lập suy nghĩ cũng không được. Một trong những môn học được chú ý là Learning Style, nghĩa là "cách học". Trong đó, giảng viên trò chuyện với sinh viên, cảm nhận được trình độ, tính cách của mỗi người, rồi đưa ra những cách học hiệu quả nhất cho từng cá nhân. Đây là môn học được rất nhiều sinh viên ưa thích, bởi qua mỗi tiết học, họ lại có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình. Cũng nhờ vậy, sinh viên HBS có khả năng tự học rất tốt. Họ luôn phải tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu vấn đề, sau đó phải thảo luận, trình bày và bảo vệ quan điểm trước mọi người.
Người học được khuyến khích có chính kiến riêng và được tự do thể hiện, nói một cách đơn giản là "có sai cũng không sợ". Giáo viên chỉ được coi là những "đồng nghiệp lớn tuổi" chứ không phải người kiểm soát suy nghĩ của sinh viên. Quan trọng hơn, giáo viên là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho sinh viên. Có lẽ vì thế mà các sinh viên Việt Nam du học, khi trở về nước, dường như luôn mang một lòng nhiệt tình cháy bỏng, muốn "làm điều gì đó", muốn áp dụng ngay những kiến thức và kinh nghiệm mình thu được vào việc thay đổi tình hình ở Việt Nam. Không phải lòng nhiệt tình và mong mỏi của tất cả các du học sinh đó đều được thỏa mãn. Cũng không phải sự mạnh dạn và quyết tâm của một cộng đồng nhỏ có thể làm thay đổi nếp nghĩ của cả một dân tộc. Nhưng ít ra đó cũng là những mầm mống để tạo ra một sự đổi khác. Ít ra thì cũng đã có những người Việt Nam dám "học đi buôn".
Dù rằng, trên thực tế, những ngôi trường như Trường Kinh doanh Harvard, Trường Kinh tế Chicago, Trường Kinh tế Columbia... không dạy đi buôn, mà dạy cho người ta "tinh thần kinh doanh", cái mà dân Việt chúng ta còn thiếu.
Tóm lại
Tinh thần kinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng có thể học một số quy tắc để tinh thần kinh doanh của chúng ta phát triển. Nhưng tinh thần kinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập, tự do (mà yêu tự do là tiền đề của xu hướng ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới); không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng; không sợ mạo hiểm.

Về Đầu Trang Go down
daoducmai_TheMen

daoducmai_TheMen


Tổng số bài gửi : 35
Join date : 19/08/2010
Age : 34
Đến từ : sa thầy

Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh   Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 20, 2010 6:55 pm

Thanks
Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu: tinh thần kinh doanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tinh thần doanh nhân và tinh thần kinh doanh
» Tinh thần kinh doanh nè.......có cả tinh thần kd việt nam đó...
» Topic nộp bài thu hoạch
» Bài thu hoạch tim hiểu về Tinh thần doanh nhân
» LẬP KẾ HOẠCH KHỞI SỰ KINH DOANH HIỆU QUẢ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 12-
Chuyển đến