KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 tinh thần kinh doanh

Go down 
Tác giảThông điệp
lethiha_shine

lethiha_shine


Tổng số bài gửi : 19
Join date : 18/08/2010

tinh thần kinh doanh Empty
Bài gửiTiêu đề: tinh thần kinh doanh   tinh thần kinh doanh I_icon_minitimeFri Aug 20, 2010 10:36 pm

Tìm hiểu khái niệm về tinh thần kinh doanh

Mỗi một con người khi muôn tự khẳng định mình thì cần rất nhiều các yếu tố . có thể đó là tinh thần trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, đam mê … những phẩm chất tốt của một người trong thực hiên công việc,khi thực hiện tốt công việc thì từ đó mới có thể phát triển hơn,.vậy bạn đã biết đến tinh thần kinh doanh chưa và bạn đã có những phẩm chất này để bắt đầu công việc kinh doanh của mình chưa.

Tinh thần kinh doanh chính là lòng nhiệt huyết với công việc, niềm đam mê và trách nhiệm trong công việc kinh doanh của mình, ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng không sợ mạo hiểm.
Để tìm hiểu khái niệm tinh thần kinh doanh, trước hết chúng ta cần trở lại với những tư tưởng độc đáo của Max Weber, nhà xã hội học Đức, người thường được coi là một trong những ông tổ của ngành xã hội học, khi ông viết về tinh thần của nhà kinh doanh để giải thích sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa.


Thoạt tiên, Weber nhấn mạnh rằng, trái ngược với quan niệm ngộ nhận thông thường, chủ nghĩa tư bản hoàn toàn không phải là hệ quả của ham muốn chiếm hữu hay ham muốn chạy theo tiền bạc, vốn là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ xã hội nào vào bất cứ thời đại nào. “Lòng hám lợi vô độ không hề giống chút nào với chủ nghĩa tư bản, và lại càng không mảy may liên quan gì tới tinh thần của nó”. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản, theo Weber, “chính là sự chế ngự, hay chí ít là sự điều tiết bằng lý tính, cái bản năng phi lý tính ấy”.

Theo Weber, trên khắp thế giới ở đâu cũng có thương nhân, những người cho vay, những nhà kinh doanh trong chế độ thực dân, những ông chủ đồn điền sở hữu nô lệ, những kẻ đầu cơ, những “kẻ phiêu lưu tư bản chủ nghĩa”… Nhưng phần lớn hoạt động của những loại người này “đều mang tính chất thuần túy phi lý tính và đầu cơ, hoặc là thiên về cách chiếm hữu bằng bạo lực, nhất là chiếm đoạt chiến lợi phẩm thông qua chiến tranh, hay dưới hình thức chiến lợi phẩm tài chính, nghĩa là thông qua việc bóc lột những người bị trị”. Theo Weber, đấy chỉ là những loại hình chủ nghĩa tư bản thương mại, chủ nghĩa tư bản hướng đến chiến tranh, hoặc là một thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu mà thôi.
Weber cho rằng chủ nghĩa tư bản đúng nghĩa chỉ bắt đầu xuất hiện ở xã hội Âu châu thời cận đại. Ông định nghĩa “hành vi kinh tế tư bản chủ nghĩa” là “hành vi dựa trên hy vọng đạt được doanh lợi bằng cách tận dụng những cơ hội trao đổi, nghĩa là dựa trên những cơ may chiếm hữu một cách hòa bình (về mặt hình thức)”. Và ông định nghĩa chủ nghĩa tư bản chính là sự tồn tại và sự hoạt động của những doanh nghiệp mang mục đích làm ra lợi nhuận “luôn luôn tái sinh” và có lối tổ chức thuần lý đối với lao động và sản xuất . Từ xưa tới nay, thương nhân nào cũng muốn kiếm lời tối đa qua mỗi vụ buôn bán. Nhưng nét đặc trưng của nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa không phải là đi tìm “lợi nhuận tối đa”, mà là ở chỗ ông ta luôn nung nấu ham muốn tích lũy không ngừng ngày càng nhiều, và do vậy mà ý chí sản xuất-kinh doanh của ông ta cũng trở nên không có giới hạn. Chính là sự kết hợp giữa ham muốn lợi nhuận với tính kỷ luật thuần lý và lối tổ chức sản xuất thuần lý mới tạo nên nét đặc trưng của chủ nghĩa tư bản Tây phương .
Ngoài việc nhìn nhận vai trò tác động quan trọng của những yếu tố như thị trường và kỹ thuật, Max Weber còn đặc biệt nhấn mạnh tới sự tồn tại hết sức cần thiết của một nền luật pháp và một bộ máy hành chính được xây dựng trên cơ sở thuần lý, vì chỉ có như vậy mới có thể hình thành được một nền kinh doanh hiện đại và một tinh thần kinh doanh lành mạnh. Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản doanh nghiệp thuần lý hiện đại đòi hỏi phải có sự tiên liệu có tính toán, không chỉ về mặt kỹ thuật sản xuất, mà cả về mặt luật pháp, cũng như một bộ máy hành chính với những quy tắc hình thức rõ ràng. Không có những yếu tố này, thì chắc chắn sẽ có thể nảy sinh thứ chủ nghĩa tư bản phiêu lưu và thương mại đầu cơ, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịu sự chi phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại hình doanh nghiệp thuần lý được điều khiển bởi sự chủ động của cá nhân với một số vốn thường trực và sự tiên liệu vững chắc”.
Khái niệm “tinh thần của chủ nghĩa tư bản” (the spirit of capitalism) của Weber, theo nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons, không phải chỉ nói về sự chiếm hữu như nhiều tác giả thường lầm tưởng, mà trước hết và chủ yếu bao hàm tư duy lý tính (rationalism) - hiểu như là một tâm thế mở luôn hướng đến những cách giải quyết vấn đề mới, đối lập với óc thủ cựu (traditionalism); và một thái độ tận tâm và chuyên cần đối với công việc vì chính công việc chứ không vì mục đích nào khác, thái độ mà Weber diễn giải trong một khái niệm mang ý nghĩa kép là “Beruf” (tiếng Đức, có nghĩa là nghề nghiệp-thiên chức, hay nghề nghiệp-bổn phận). Giả thuyết nổi tiếng của Weber là chính quan niệm đạo đức và tinh thần “khổ hạnh” (Askese) duy lý của đạo Tin lành đã tạo ra một tâm thế và một môi trường xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Con người có bổn phận lao động một cách cần cù và duy lý nhằm tạo ra doanh lợi và phải có một lối sống cần kiệm - đây chính là lối ứng xử cần thiết cho sự hình thành của nhà kinh doanh, bởi nó có nghĩa là phải lao động cật lực và không ngừng tái đầu tư số lợi nhuận mới được tạo ra nhằm có thể tiếp tục phát triển các phương tiện sản xuất.


Làm mới tinh thần kinh doanh của bạn

Hầu hết những doanh nhân mà tôi đã từng gặp trong nghề nghiệp của mình đều có một con đường trực tiếp và mục tiêu để tự bước những bước vững chắc trên con đường của họ. Đó là một tinh thần “làm nó theo cách riêng” mà tôi thấy rất hứng thú trong công việc kinh doanh của tôi. Cái niềm tin bất khuất của những doanh nhân đó trong tiềm thức và giấc mơ của họ là tài sản vô giá nhất.

Rất khó để chuyển đổi liên tục con đường đó thành những ý tưởng mới và cách giải quyết vấn đề mới. Thật dễ dàng khi chỉ nghĩ đến những hoạt động quản lí thường ngày của bạn. Để củng cố sự thành công liên tiếp, hãy đặt nhiệm vụ hàng đầu là liên tục đổi mới tinh thần kinh doanh của bạn. Hãy luôn nghĩ tới nỗ lực của bạn và hãy để con đường củng cố sự kinh doanh của bạn với một ý nghĩ lớn đầy hình ảnh bằng cách lên lịch cho sự gặp gỡ của riêng bạn. Để dành thời gian cho cuộc gặp gỡ này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu hiện tại và sáng tạo ra những ý tưởng mới để nâng doanh nghiệp của bạn đến một tầm cao mới.

Tập trung lại vào giá trị và sức mạnh của những ý tưởng mới.

Những ý tưởng tốt thường đến từ một nguồn bất ngờ. Một ý tưởng tốt có thể làm phấn khởi công việc kinh doanh và tinh thần của bạn. Hãy làm một danh sách những công việc mà bạn đã hoàn thành và tìm xem những thành công đó bắt nguồn từ đâu. Có phải từ một đề nghị của khách hàng, một lần đến một cửa tiệm mới hay một điều gì đó bạn đã đọc trong một tạp chí? Hãy để đầu của bạn đón chào những tiềm năng mới bằng cách thêm những sự phát triển đặc biệt này vào kế hoạch chiến lược của bạn.

Tập trung vào khả năng duy nhất của bạn để cải thiện lượng khách hàng.

Xây dựng sự thành công bằng cách tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hãy làm một bảng liệt kê những ý tưởng mở rộng tiềm năng bằng cách xem lại những phản hồi, yêu cầu và những ý tưởng phát triển mà khách hàng đã bày tỏ với bạn trong năm qua. Kết hợp những điều này vào quá trình cải thiện sản phẩm của bạn. Nếu bạn không có những phản hồi mới đây từ khách hàng, thì hãy lên kế hoạch thu thập thông tin từ những khách hàng quen thuộc nhất. Điều này là dữ liệu quan trọng nhất mà doanh nghiệp của bạn có thể nhận được.

Tạo một sự phát triển sản phẩm mới và những việc đa dạng liên quan tới những gì bạn đã học.

Những doanh nhân có thể trở nên yếu đối với những sức mạnh của sự cạnh tranh khi họ quên việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặc biệt. Dựa trên những thông tin mà bạn thu thập được, hãy tự hỏi, “Làm thế nào để một yêu cầu của khách hàng có thể chuyển thành một sự phát triển sản phẩm hay một sản phẩm hoàn toàn mới?” Liên kết đề nghị của khách hàng với nỗ lực của bạn sẽ làm cho công việc của bạn chuyên nghiệp hơn và giúp bạn duy trì được vị thế cạnh tranh của mình. Giữ cho năng lượng kinh doanh và sự hứng thú của bạn luôn cao bằng cách chắc chắn rằng dự án mới là một điều gì đó bạn luôn yêu thích.













google_protectAndRun("ads_core.google_render_ad", google_handleError, google_render_ad);

Những kinh nghiệm với một chiến lược điều hành sẽ làm mới mẻ công việc kinh doanh bình thường hằng ngày của bạn.

Quyết định điều hành là rất điều rất quan trọng đối với sự thành công của bạn. Tuy nhiên, cái mà có thể là bài tập kinh doanh được đánh giá cao nhất có thể làm ngăn cản doanh nghiệp của bạn phát triển hiệu quả. Sử dụng những điều mới như một cơ hội để kiểm tra những phương pháp mới này. Ví dụ, nếu bạn luôn luôn bán sản phẩm của bạn thông qua những cửa hàng bán lẻ, điều tra xem làm cách nào để bán chúng trên mạng. Phát triển những kênh phân phối này có thể mang lại lợi ích cho công ty của bạn khi cung cấp những phần phát triển thêm cho dòng sản phẩm của bạn. Hãy kết thúc những cuộc họp bằng cách thông báo rằng bạn sẽ tiếp tục tạo hứng thú và thử thách hướng kinh doanh của bạn. Quan tâm những điều tra thường xuyên về sự phát triển của sản phẩm mới và sự đóng góp có thể. Tổ chức một cuộc họp hàng năm để cung cấp một cơ hội mới để có tinh thần làm việc phát triển công ty của bạn.
Tinh thần kinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng có thể học một số quy tắc để tinh thần kinh doanh của chúng ta phát triển. Nhưng tinh thần kinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập, tự do (mà yêu tự do là tiền đề của xu hướng ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới); không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng; không sợ mạo hiểm.

Về Đầu Trang Go down
 
tinh thần kinh doanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tinh thần doanh nhân và tinh thần kinh doanh
» Tinh thần kinh doanh nè.......có cả tinh thần kd việt nam đó...
» Topic nộp bài thu hoạch
» Tinh thần kinh doanh
» Tinh thần kinh doanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 12-
Chuyển đến