KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010

DIỄN ĐÀN KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân

Go down 
Tác giảThông điệp
lethithudang_cherry

lethithudang_cherry


Tổng số bài gửi : 53
Join date : 17/08/2010
Age : 35
Đến từ : kon tum

tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân Empty
Bài gửiTiêu đề: tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân   tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 10:31 pm

I. MỤC TIÊU VÀ SỰ PHÙ HỢP
Liệu có một phù hợp giữa những yêu cầu của doanh nghiệp với những gì mà các nhà sáng lập mong muốn ở bên ngoài doanh nghiệp không? Dorothy Stevenson đã chỉ ra điểm then chốt của vấn đề này với một câu nói uyên thâm: “Thành công là có được những gì bạn muốn. Hạnh phúc là muốn những gì bạn có.”
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư kinh doanh thông minh là đầu tư theo những mục đích rất cụ thể mà bạn cố hướng tới. Cần vạch ra và bám sát những quyết định mang tính sách lược trong kinh doanh, qua đó xác định những tầm nhìn dài hạn.
Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, bạn cần xác định và xem xét tất cả các phương án có thể lựa chọn để theo đuổi trong hoạt động kinh doanh, những cơ hội mà bạn có thể đầu tư thời gian, tiền bạc và nguồn lực quản lý, và chọn ra những cơ hội được cho là tốt nhất. Trong quá trình này, bạn cần đánh giá các cơ hội đầu tư thông qua 4 tiêu chí sau đây:
Những năng lực hiện tại. Xác định xem đâu là những cơ hội mà bạn đang theo đuổi. Điều này có thể hiểu là những điểm mạnh của doanh nghiệp của bạn tại thời điểm hiện tại.
Dự báo thị trường. Đâu là những nhân tố của thị trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn (các xu hướng về dân cư, nền kinh tế, pháp luật…)? Dự báo về mức độ tác động của các nhân tố đó đối với hoạt động của bạn trong tương lai. Đâu là những cơ hội kinh doanh mà bạn sẽ theo đuổi trong bối cảnh của những dự báo thị trường đó?
Dự báo về cạnh tranh. Ai sẽ là những đối thủ cạnh tranh của bạn trong thị trường và khả năng cạnh tranh của các đối thủ đó như thế nào? Phạm vi hoạt động của họ ra sao? Dự báo những cơ hội kinh doanh mà bạn có thể theo đuổi để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh đó.

II. CHI PHÍ CƠ HỘI
Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại.
Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.
Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội. Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoàn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.
Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên.
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội
Vào thời điểm này, mục đích lớn lao và cụ thể của bạn có thể được xem như là một mục tiêu quan trọng nhất đối với bạn. Nó có khả năng giúp bạn đạt được thêm nhiều mục tiêu khác nữa. Một mục đích lớn và cụ thể phải có những đặc điểm sau:
1. Nó phải là một điều gì đó mà bản thân bạn thực sự mong muốn. Sự khát khao của bạn dành cho mục tiêu này phải hết sức mạnh mẽ. Một khi hoàn thành mục đích lớn lao và cụ thể, bạn sẽ cảm thấy thực sự phấn khích và hạnh phúc.
2. Nó phải rõ ràng. Bạn phải định nghĩa nó được bằng ngôn từ. Bạn hãy viết ra giấy và biết chính xác bạn đang muốn điều gì và khả năng hoàn thành ra sao.
3. Nó phải đo lường và ước lượng được. Thay vì nói một cách chung chung rằng: “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, thì tốt hơn hãy nói: “Tôi muốn thu nhập mỗi tháng là 10.000 đôla vào năm sau”.
4. Nó phải có tính khả thi. Mục đích của bạn không thể quá viển vông mà phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành.
5. Nó phải có xác suất thành công hợp lý, có thể là 50 - 50. Nếu trước đây bạn chưa từng đạt được một mục tiêu nào, thì hãy bắt đầu bằng việc đề ra một mục tiêu mà xác suất thành công có thể lên đến 80%. Khi đoán chắc vào sự thành công, bạn sẽ tự tin để tiến lên. Sự tự tin từ những thành công ban đầu sẽ khiến bạn về sau có đủ dũng khí để đề ra những mục tiêu vĩ đại với xác suất thành công rất thấp.
6. Nó phải tương hợp với những mục tiêu khác. Hay nói đúng hơn, nó phải tương hợp với những mục tiêu nhỏ hơn và nhất quán với những giá trị của bạn.

III.TƯƠNG QUAN RỦI RO/PHẦN THƯỞNG
Các doanh nhân thành công thường chấp nhận những rủi ro có tính toán và tránh những rủi ro họ không cần gặp phải có. Điều này không có nghĩa rằng tất cả những doanh nhân đều là những con bạc hay có cùng mức đọ chấp nhận rủi ro như nhau. Một số doanh nhân khá bảo thủ trong khi một số khác thực sự không hề sợ nguy hiểm và chấp nhận rủi ro cao hơn và có thể đặt cược nhiều hơn. Vấn đề thực sự ở đây chính là sự phù hợp. cần phải nhận ra rằng những con bạc và những doanh nhân quá sợ rủi ro thì không thể duy trì bất lì sự thành công lâu dài nào.
Khi một nhà khởi nghiệp quyết định mở một doanh nghiệp, có một rủi ro là doanh nghiệp sẽ thất bại hay thua lỗ. các loại rủi ro là con người, thiên nhiên và kinh tế.
1. Rủi ro con người là những rủi ro do những hành động của nhân viên hay khách hàng gây ra. Ví dụ bao gồm trộm cửa hàng, nhân viên lấy cắp, cướp giật, gian lận thẻ tín dụng và séc không còn tiền.
a. Trộm hàng
Trộm hàng là hành động cố ý lấy hàng từ một công ty mà không trả tiền. khách hàng lấy trộm hàng hóa trị giá hàng triệu đôla mỗi năm. Vấn đề này tồn tại ở hầu như tất cả hình thức kinh doanh bán lẻ.
Nếu bạn sở hữu một cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ pahir thực hiện các bước phòng ngừa hay giảm bớt hành vi trộm hàng. Một số việc bạn có thể làm là:
- nhắc nhở nhân viên theo dõi những khách hàng khả nghi
- thuê nhân viên an ninh hay sĩ quan cảnh sát ngoài giưof đi tuần tra của hàng mình.
- treo biển thông báo rằng bạn sẽ truy tố những người lấy trộm.
- yêu cầu khách hàng để laioj túi xách ở quầy gửi đồ.
- lắp đặt thiết bị điện tử, chẳng hạn như máy quay, thẻ hàng hóa điện tử, và thiết bị cảm biến ở cửa ra vào để phát hiện những người lấy trộm hàng.
b. Hành vi lấy trộm của nhân viên
Hầu hết các nhân viên đều làm việc chăm chỉ và trung thực. nhưng sẽ có một số ít thích lấy đồ đạc của doanh nghiệp, chẳng hạn như vật dụng văn phòng, tài sản cố định, và thậm chí cả tiền. những nhân viên này có thể phá hoại doanh nghiệp bạn về mặt tài chính.
Là một người khởi nghiệp, bạn cần chú ý khả năng nhân viên lấy cắp. bạn cần thực hiện các bước phòng ngừa để vấn đề này không diễn ra. Bạn cũng cần biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề này khi được phát hiện.
Một số doanh nghiệp, ví dụ như nhà hàng hay các cửa hàng bán lẻ, dễ bị nhân viên lấy trộm hơn những doanh nghiệp khác. Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp như vậy, có thể bạn cần tuân theo các quy trình sau:
- Không tuyển dụng những nhân viên không trung thực. Hãy sàng lọc các ứng viên xin việc một cách cẩn thận. có thể sử dụng một công ty chuyen xác minh nền tảng học vấn của ứng viên xin việc và tìm kiếm hồ sơ phạm tội, báo cáo về giấy phép lái xe, tiền án tiền sự, và báo cáo tín dụng của họ.
- Lắp đặt hệ thống giám sát. Thông thường nếu niết rằng minh đng bị máy quay giám sát, ghi hình, nhân viên sẽ có ít cơ lấy cắp hơn.
- Xây dựng chính sách công ty nghiêm khắc với hành vi lấy cắp của nhân viên. Chính sách này nên nói rõ những hậu quả nhân viên phải gánh chịu khi bị phát hiện lấy cắp. Hãy chắc chắn rằng tất cả nhân viên đều được biết chính sách này.
- Hãy cảnh giác. Canh chừng những hành vi gian lận tiền mặt, hàng hóa hay vật dụng bị mất, xe cộ đỗ gần khu vực bốc dỡ hàng, và những dấu hiệu cho thấy điều đó không ổn. Hãy để mắt tới những nhân viên làm việc kém hiệu quả, hay phàn nàn vô cớ. Hãy điều tra nếu thấy một nhân viên có mối quan hệ gần gũi bất thường với nhà cung cấp hay khách hàng, hoặc có lối sống cá nhân không tương ứng với đồng lương của mình.
c. Những hình thức trộm cắp khác
* Cướp : Hầu như mọi doanh nghiệp đều có thể bị cướp. bạn có thể chọn một địa điểm an toàn cho doanh nghiệp mình để bảo vệ khỏi bọn cướp. Bạn còn có thể lắp đặt khóa chống trộm hay chuông báo động. Để hạn chế thiệt hại khi bị cướp, nhiều doanh nghiệp cất rất ít tiền mặt ở quầy thanh toán. Khi nhận được nhiều hơn lượng cần thiết, tiền mặt sẽ được chuyển vào một két sắt. Một số doanh nghiệp còn sử dụng máy quay giám sát để ngăn chặn những tên cướp tiềm năng thâm nhập vào doanh nghiệp ngay từ đầu.
* Gian lận thẻ tín dụng: Các chủ doanh nghiệp mất hàng triệu đôla mỗi năm vì những chiếc thẻ tín dụng bị đánh cắp. nếu thẻ tín dụng bị lấy cắp được sử dụng đi mua hàng, doanh nghiệp có thể không thu được tiền. Để ngăn ngừa hành vi sử dụng thẻ tín dụng đánh cắp đi mua hàng, bạn có thể lắp đặt một máy kiểm tra tín dụng điện tử. Máy này sẽ kiểm tra liệu thẻ tín dụng có giá trị hay không. Nếu máy này báo rằng thẻ bị đánh cắp hay người chủ thẻ đã vượt quá giới hạn tín dụng, thì máy sẽ không cho thanh toán.
* Séc không tiền bảo chứng: Séc giả (xấu) là một tấm séc được kí khi tài khoản séc không còn đủ tiền để trang trải cho số tiền ghi trên séc. Thật khó ngăn ngừa thiệt hại từ những tấm sức xấu này. Để giảm thiểu thiệt hại, bạ có thể thiết lập một quy định chỉ chấp nhận những tấm séc được rút ở các ngân hàng tiểu bang hay thành phố. Bạn có thể tính lệ phí nếu khách hàng kí một tấm séc xấu cho công ty. Yêu cầu giấy tờ nhận dạng, chẳng hạn như giấy phép lái xe, có thể giuos bạn lần theo dấu vết người đã kí tấm séc xấu để bạ có thể thu lại tiền của mình. Nếu séc xấu là một vấn đề nghiêm trọng ở khu vực bạn kinh doanh, bạn có thể quyết định không chấp nhận séc nữa.
2. Rủi ro thiên nhiên được gây ra do các sự kiện thiên nhiên, ví dụ như bão, hỏa hoạn, lũ lụt và động đất. sự xuất hiện của mọi rủi ro đều có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho một doanh nghiệp.
3. Rủi ro kinh tế xuất hiện vì những thay đổi về điều kiện kinh doanh. Các thay đổi có thể xảy ra do tăng hay giảm hoạt động cạnh tranh, thay đổi về dân số, lạm phát hay suy thoái, và những quy định của chính phủ. Các sự kiện thế giới cũng có thể gây ra những thay đổi kinh tế. sự kiện 11.09.2001 đã gây ra sự suy thoái nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ, kéo theo các đợt cắt giảm mãhj hoạt động và cho nghỉ việc các công ty. Điều này làm giảm lượng thu nhập khả dụng của nhiều người dân này làm giảm lượng thu nhập khả dụng của nhiều người dân Mỹ, khiến nhiều công ty khởi nghiệp mất cơ hội kinh doanh.

Về Đầu Trang Go down
 
tiêu chuẩn sàng lọc : các đặc điểm cá nhân
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tiêu chuẩn sàng lọc. các đặc điểm cá nhân
» Tieu chuan san loc-đặc điểm các nhân
» tiêu chuẩn sàng lọc: các đặc tính cá nhân
» Tiêu chuẩn sàng lọc
» TIEU CHUAN SANG LOC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỞI SỰ KINH DOANH NĂM 2010 :: KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC :: DIỄN ĐÀN NHÓM 11-
Chuyển đến